Cấu trúc của đời sống văn hóa cơ sở hiện nay

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA
Rate this post

Cấu trúc của đời sống văn hóa cơ sở hiện nay là gì? Do có nhiều cách hiểu cũng như quan niệm về đời sống văn hóa nói chung mà người ta có thể nhìn nhận về cấu trúc của đời sống văn hóa khác nhau.

Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ  chuyên ngành quản lý văn hóa, và những tài liệu liên quan đến luận văn đời sống văn hóa, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn chọn lọc nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.

===>>> Luận Văn Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa

Theo tác giả Hoàng Vinh thì “muốn cho các sản phẩm văn hóa nảy sinh và được vận hành trong đời sống xã hội, thì phải có ba yếu tố: sản phẩm văn hóa, thể chế văn hóa, các dạng hoạt động văn hóa và những con người văn hóa. Ba yếu tố đó tạo thành cấu trúc của đời sống văn hóa” [42, tr.266].

Còn theo các tác giả khoa Văn hóa và phát triển Học viện Chính trị khu vực I thì đời sống văn hóa bao gồm 4 yếu tố cấu thành: Một là, những yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể tồn tại ở mỗi cộng đồng; hai là, những yếu tố cảnh quan văn hóa (tự nhiên hoặc do con người tạo ra) hiện diện ở mỗi cộng đồng; ba là, những yếu tố văn hóa cá nhân ở mỗi cộng đồng; bốn là, những yếu tố văn hóa của các “tế bào” trong mỗi cộng đồng [41].

Qua việc tìm hiểu các quan niệm về đời sống văn hóa như đã trình bày ở trên, giới hạn trong luận văn này, cấu trúc của đời sống văn hóa được trình bày bao gồm 4 thành tố cơ bản sau:

  • Chủ thể hoạt động văn hóa;
  • Hệ thống các giá trị văn hóa, biểu hiện ở các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể;
  • Các thiết chế và cảnh quan, môi trường văn hóa;
  • Các hoạt động văn hóa.

1. Chủ thể hoạt động văn hóa

Chủ thể hoạt động văn hóa là yếu tố quan trọng và quyết định nhất trong các yếu tố cấu thành đời sống văn hóa, bởi vì văn hóa mang tính đặc hữu của con người, chỉ có con người mới có hoạt động văn hóa, chỉ có con người mới kiến tạo và kiến trúc nên đời sống văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng quan niệm rằng: Văn hóa là tất cả những gì không phải thiên nhiên nghĩa là tất cả những gì do con người, ở trong con người và liên quan trực tiếp nhất đến con người. Nó là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

Con người sáng tạo ra văn hóa, tái tạo và sử dụng chúng như một phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, làm cho đời sống của con người không phải là những hoạt động bản năng sinh tồn. Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, con người luôn sáng tạo không ngừng để làm nên các giá trị văn hoá. Một trong số những giá trị văn hoá được con người sáng tạo ra ấy chính là bản thân con người – con người có văn hoá. Con người sáng tạo ra văn hoá, đồng thời chính con người cũng là sản phẩm của đời sống văn hoá. Con người tham gia vào đời sống văn hóa với vai trò là chủ thể, đồng thời con người cũng là đối tượng của văn hóa. Như vậy, ngoài đời sống văn hóa cá nhân, sẽ có đời sống văn hóa của nhóm người, của tập thể, của cộng đồng và của cả xã hội. Tất cả cùng tương tác lẫn nhau trong sự vận hành của hệ giá trị văn hóa.

Trong quá trình nghiên cứu về chủ thể hoạt động văn hóa, cần đặt chủ thể đó nằm trong mối quan hệ giữa các thành tố xã hội của bản thân nó như: tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ, sức khỏe, nghề nghiệp, quan niệm sống… để có cách đánh giá đúng đắn về hệ giá trị mà chủ thể hoạt động văn hóa đó mang lại.

2. Hệ thống các giá trị văn hóa

Toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ta trong quá trình lịch sử lao động của mình được gọi là văn hóa. Để hiểu bản chất của giá trị thì cần phải xét nó ở nhiều góc độ khác nhau, dưới nhiều yếu tố tác động tới, chính vì vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa được đưa ra để giải thích cho điều này.

Theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh, đứng ở góc độ Văn hóa học ông coi “Giá trị, giá trị văn hoá là một hình thái của đời sống tinh thần, nó phản ánh và kết tinh đời sống văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của con người” [46]. Giá trị, trước nhất là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái gì là cần, là tốt, là hay, là đẹp, nói cách khác đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất người. Do vậy, giá trị văn hoá nói ở đây là giá trị xã hội, nó gắn bó mật thiết với hoạt động sống của con người, sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội [46].

Tác giả Nguyễn Như Ý, trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Giá trị – cái được xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất và tinh thần”[43, tr.725]. Giá trị văn hóa chính là hạt nhân của đời sống văn hóa. Đời sống văn hóa giống như một biểu đồ phản ánh sự sáng tạo, truyền bá và tác động của các giá trị thông qua hoạt động sống của con người.

Tuy nhiên, giá trị không tồn tại riêng lẻ mà bao giờ cũng hợp thành một hệ thống, phản ánh quan niệm thống nhất của một cộng đồng về ý nghĩa của các sự vật, hiện tượng trong đời sống. Do đó, nó là hạt nhân tinh thần, là chất keo liên kết cộng đồng, đồng thời là tấm biển chỉ dẫn hành vi của con người. Nó được nảy sinh, tồn tại trong sự liên hệ, tác động hữu cơ với nhau.

Hệ giá trị của một cộng đồng được hình thành qua quá trình lịch sử lâu dài, được sàng lọc, gạt bỏ, bổ sung, tiếp biến và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hệ giá trị dù có biến đổi thường xuyên, liên tục nhưng cũng có độ trễ so với những biến đổi của các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có tính ổn định tương đối, có sự bền vững, bất biến, trường tồn ở những mức độ và phạm vi nhất định. Hệ giá trị được lưu giữ, truyền bá từ thế hệ này qua thế hệ khác, trở thành tài sản, hành trang của các thế hệ mang suốt cuộc đời. Nó trở thành thước đo hành vi, hoạt động của mỗi con người, cộng đồng trong xã hội, của từng thời kỳ lịch sử cụ thể, là khuôn mẫu để mỗi người và cả cộng đồng định hướng cho các hành vi và hoạt động của mình.

Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý văn hóa, và những tài liệu liên quan đến luận văn, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn chọn lọc nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.

====>>> KHO 999 + Luận Văn Thạc Sĩ  Ngành Quản lý văn hóa

3. Hệ thống các thiết chế và cảnh quan văn hóa

Trong các yếu tố cấu thành của đời sống văn hóa, hệ thống các thiết chế văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó là nơi lưu giữ và truyền tải các giá trị văn hóa của một cộng đồng đến từng cá nhân. Đó là môi trường vật chất đảm bảo cho các hoạt động văn hóa diễn ra trong đời sống xã hội.

Vậy thiết chế văn hóa là gì? Đây là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngành văn hóa của nước ta từ những năm 70 của thế kỷ XX. Tác giả Trần Ngọc Khánh (Trường ĐHQG Hồ Chí Minh) có viết: Thiết chế văn hóa là các phương tiện vật chất trang thiết bị, các cách thức tổ chức và vận hành nhằm thiết lập mối tương quan giữa sản xuất văn hóa và tiêu dùng văn hóa của các cộng đồng khác nhau trong đời sống xã hội. Nhờ có các thiết chế văn hóa vận hành mà con người phát triển hài hòa, toàn diện và toàn năng. Thiết chế văn hóa là một phức hợp gắn kết cộng đồng, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần và xã hội của cộng đồng [44].

Trong cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam có viết: Thiết chế văn hóa là chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, hệ thống biện pháp hoạt động và kinh phí hoạt động cho thiết chế đó. Ví dụ, thiết chế nhà văn hóa bao gồm ngôi nhà, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ riêng ngôi nhà hoặc công trình văn hóa chưa đủ để gọi là thiết chế văn hóa [15, tr.230].

Như vậy, về mặt nguyên tắc, nếu một thiết chế văn hóa được coi là hoàn chỉnh phải có đầy đủ cả 3 yếu tố: một là có một bộ máy nhân sự được tổ chức thành hệ thống; hai là có thể chế (luật, lệ) để vận hành và ba là có trụ sở và các thiết bị chuyên dùng, gọi chung là cơ sở vật chất để tồn tại và hoạt động lâu dài. Tuy nhiên, trên thực tế, thiết chế văn hóa hình thành như một quá trình, nó được hoàn thiện dần trong tiến trình hoạt động thực tiễn của con người. Nó biến thiên theo không gian và thời gian, ở đó quan hệ biện chứng của hệ thống các thiết chế văn hóa bảo đảm các yêu cầu tiêu dùng và sáng tạo văn hóa trong môi trường đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng văn hóa càng cao thì các hoạt động thiết chế văn hóa sẽ ngày càng phong phú. Nói cách khác, thiết chế văn hóa bảo đảm các nhu cầu tiêu dùng và sáng tạo văn hóa, làm cho xã hội không ngừng phát triển.

Thiết chế văn hóa được tổ chức, vận hành trong cộng đồng để bảo đảm phát triển đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên trong cộng đồng ấy và trong mối quan hệ với toàn thể xã hội. Như vậy, mạng lưới các thiết chế văn hóa phải đảm bảo được một số các chức năng trong đời sống xã hội như:

  • Chức năng bảo tồn: gìn giữ các giá trị vật chất và tinh thần là thành quả sáng tạo trong quá trình phát triển xã hội như di sản, kiến trúc, lưu trữ thông tin…
  • Chức năng truyền thông: chuyển giao tri thức và các giá trị từ đời này sang đời khác, bảo đảm tính kế tục lịch sử. Chức năng này còn bao gồm việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động hoặc căn cơ hơn thông qua các hình thức đào tạo bảo đảm định hướng tư tưởng đúng đắn của Đảng trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội.
  • Chức năng sản xuất sáng tạo: đòi hỏi thiết lập, trang bị các phương tiện, điều kiện cơ sở vật chất để cộng đồng sáng tạo ra đời sống văn hóa của chính họ, bảo đảm xã hội phát triển.
  • Chức năng tiêu dùng: nhằm thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng về vật chất và tinh thần, có năng lực hưởng dụng các tiện ích văn minh, các giá trị thẩm mỹ trong đời sống xã hội.

Các thiết chế văn hóa tiêu biểu gồm: sân vận động, nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, bảo tàng, nhà truyền thống, rạp hát, rạp chiếu phim, công viên văn hóa, các cơ quan thông tin đại chúng,… Đây là nơi các hoạt động văn hóa diễn ra một cách tập trung, phản ánh những giá trị kết tinh của đời sống văn hóa cộng đồng. Các thiết chế văn hóa này chính là chiếc cầu nối giữa sáng tạo, thưởng thức, đồng thời là nơi diễn ra quá trình chuyển tải những giá trị văn hóa tới cộng đồng.

Bên cạnh các thiết chế văn hóa, cảnh quan văn hóa là những sản phẩm tồn tại trong quan hệ tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, bao gồm các thắng cảnh tự nhiên, các kiến trúc, công trình xây dựng, đường phố, tượng đài,… Cảnh quan văn hóa là môi trường vật chất – văn hóa mà trong đó con người sinh sống. Nó biểu hiện bề mặt trực tiếp của đời sống văn hóa. Qua kiến trúc, cảnh quan môi trường,… ít nhiều có thể khái quát đời sống văn hóa của dân cư. Tuy chỉ là không gian vật chất do con người tạo ra nhưng cảnh quan văn hóa lại có tác động nâng đỡ, điều chỉnh, giám sát hành vi con người. Bên trong những cảnh quan chứa đựng những chuẩn mực của cộng đồng, cũng như thấm đượm sự lan tỏa của các giá trị văn hóa.

4. Các hoạt động văn hóa

Các hoạt động văn hoá là những hoạt động sáng tạo, lưu giữ, quảng bá và tiêu dùng các giá trị văn hóa, thể hiện một cách tập trung nhất năng lực văn hóa, khả năng sáng tạo theo các quy luật của cái đẹp của cá nhân và cộng đồng. Thông qua hoạt động này, giá trị sẽ được sản sinh, vận động và lan tỏa trong đời sống. Những hoạt động này có thể là hoạt động của các cá nhân, nhưng luôn diễn ra trong mối liên hệ với cộng đồng, có nghĩa là, những hoạt động văn hóa luôn mang tính xã hội.

Hoạt động văn hóa là hoạt động đáp ứng trực tiếp nhu cầu văn hóa của nhân dân. Mà nhu cầu văn hóa của nhân dân rất đa dạng, vì thế các hoạt động để đáp ứng những nhu cầu ấy cũng hết sức phong phú. Tuy nhiên, đời sống văn hóa lành mạnh, phong phú phải được biểu hiện qua sự lành mạnh và đa dạng của các dạng hoạt động văn hóa, mức độ tham gia của người dân. Có thể khái quát một số dạng hoạt động văn hóa phổ biến như sau:

  • Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động.
  • Hoạt động sáng tác văn chương, nghệ thuật.
  • Hoạt động biểu diễn trên sân khấu và trong điện ảnh.
  • Hoạt động khai trí – giáo dục trình độ, tri thức cho mọi người: dạy học, diễn giảng, tọa đàm, thư viện, thông tin…
  • Hoạt động quảng bá các giá trị văn hóa: báo chí, xuất bản, truyền thông…
  • Hoạt động lưu giữ sản phẩm văn hóa: bảo tàng, lưu trữ, triển lãm…
  • Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm văn hóa: đọc sách, báo, nghe âm nhạc, xem nghệ thuật, phim ảnh, triển lãm…
  • Hoạt động lễ hội, tín ngưỡng.
  • Hoạt động xây dựng phong tục, nếp sống văn hóa.
  • Hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí.

Trên đây là 4 yếu tố cơ bản hình thành cấu trúc của đời sống văn hóa nói chung, cũng là những mặt cơ bản hình thành nên diện mạo của đời sống văn hóa ở một đơn vị cơ sở. Chính vì vậy, khi xem xét đời sống văn hóa cộng đồng nói chung, đời sống văn hóa cơ sở nói riêng, chúng ta cần xem xét đầy đủ tất cả những yếu tố cấu thành của nó trong mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó cộng đồng người với vai trò là chủ thể đóng vai trò quyết định đời sống văn hóa của cộng đồng.

Cách tiếp cận về đời sống văn hóa trên đây là cơ sở lý luận để luận văn giải quyết yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của đề tài.

Ngoài ra, để hỗ trợ và giúp đỡ cho các bạn học viên đang làm bài luận văn thạc sĩ ngành Luật Học được tốt hơn, Luận văn Panda có hỗ trợ các bạn bảng giá viết thuê luận văn thạc sĩ, và quy trình làm việc của Luận văn Panda các bạn có nhu cầu tham khảo thì truy cập tại đây nhé.

===>>> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0932091562