Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Của Cơ Quan Thanh Tra Tỉnh

Sơ Đồ 1.Cơ Cấu Tổ Chức Cơ Quan Thanh Tra Cấp Tỉnh
5/5 - (16 bình chọn)

Hình như bạn đang tìm kiếm Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Của Cơ Quan Thanh Tra Tỉnh? Bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn nguồn tài liệu về hoạt động của cơ quan thanh tra tỉnh hoàn toàn hay mà các bạn không nên bỏ qua. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là khái niệm đặc điểm của thanh tra cấp tỉnh,cơ cấu tổ chức thanh tra tỉnh,chức năng quyền hạn của cơ quan thanh tra cấp tỉnh,nhiệm vụ của cơ quan thanh tra cấp tỉnh… Hy vọng nguồn tài liệu này ít nhiều sẽ mang đến cho các bạn thật nhiều kiến thức để tiến hành triển khai tốt bài khoá luận. 

Trước đây chúng tôi đã từng viết bài đề tài khoá luận ngành luật thanh tra khiếu nại tố cáo là nguồn tài liệu hoàn toàn hữu ích các bạn có thể xem và tham khảo tại website luanvanpanda.com của mình để biết thêm thông tin. Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê báo cáo với đa dạng các đề tài phổ biến nhất hiện nay nếu như bạn đang có nhu cầu cần viết thuê khoá luận thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ viết thuê khoá luận tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

1. Khái niệm, đặc điểm của thanh tra cấp tỉnh

Khái niệm thanh tra cấp tỉnh được quy định như sau:

“Điều 20. Tổ chức của Thanh tra tỉnh:

  1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.”[1]

Như vậy có thể hiểu, thanh tra là: “kiểm soát xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”. Khi hiểu theo nghĩa này, thanh tra bao hàm việc kiểm soát, xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định. Thanh tra là hoạt động của một chủ thể có thẩm quyền: Người làm nhiệm vụ thanh tra, đoàn thanh tra và đặt trong phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định.

XEM THÊM : Viết Thuê Chuyên Đề Khoá Luận Tốt Nghiệp Bảng Giá Mới Nhất

Luật Thanh tra năm 2010 không quy định nhiệm vụ, quyền hạn chung của các cơ quan thanh tra nhà nước mà quy định cụ thể cho từng cơ quan thanh tra nhà nước, nhưng có thể khái quát nhiệm vụ, quyền hạn chung của các cơ quan thanh tra nhà nước là: quản lý nhà nước về công tác thanh tra; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.[2]

Đặc điểm của Thanh tra cấp tỉnh:

  • Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước:

Với tư cách là bộ phận chức năng, là một giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước.

Thanh tra là một phạm trù lịch sử, gắn liền với vai trò của Nhà nước trong kiểm soát nhà nước, kiểm soát xã hội. Chính bản chất của quá trình lao động xã hội đã đòi hỏi tất yếu phải có sự quản lý của Nhà nước để điều hoà những hoạt động đơn lẻ và thực hiện những chức năng chung.

Như vậy, việc xem xét, định hướng đánh giá kết quả quản lý là một phương diện của quản lý xã hội. Quản lý nhà nước là một bộ phận quản lý xã hội và ở đâu có quản lý nhà nước ở đó có thanh tra.

Trong mối quan hệ giữa quản lý và thanh tra thì quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra (quy định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, quy định về tổ chức, quyết định và kết luận thanh tra, sử dụng các kết quả, các thông tin từ phía các cơ quan thanh tra).

Mặt khác, hoạt động chấp hành của quản lý nhà nước thường bao hàm cả sự điều hành, cho nên trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật đòi hỏi phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan có thẩm quyền.

Quản lý nhà nước và thanh tra, có điểm chung là nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng bị quản lý. Song xem xét theo cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh tra chỉ là chức năng, là công cụ, phương tiện để quản lý nhà nước.

  • Thanh tra là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước:

Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra có mối liên hệ chặt chẽ với tính quyền uy – phục tùng của quản lý nhà nước. Là một chức năng của quản lý nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý.

Nói về quyền lực nhà nước trong quá trình thanh tra cũng có nghĩa là xác định về mặt pháp lý tính chất nhà nước của tổ chức thanh tra. Vì vậy, thanh tra phải được Nhà nước sử dụng như một công cụ có hiệu quả trong quá trình quản lý.

Có thể nói, thanh tra là một hoạt động luôn luôn mang tính quyền lực nhà nước. Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan nhà nước. Thanh tra (ở đây được dùng với tính chất là một danh từ chỉ cơ quan có chức năng này) luôn luôn áp dụng quyền năng của Nhà nước trong quá trình tiến hành hoạt động của mình và nó nhân danh Nhà nước khi áp dụng quyền năng đó.

Ở nước ta, Luật Thanh tra năm 2010 quy định: cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

XEM THÊM : Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Giám Sát Của Hội Đồng Nhân Dân Cấp Xã

  • Thanh tra có tính độc lập tương đối:

Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra. Đặc điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan chức năng khác của bộ máy quản lý nhà nước.

Khác với hoạt động kiểm tra thường do bản thân các cơ quan, tổ chức tự thực hiện, hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi một cơ quan chuyên trách.

Ngoài những nhiệm vụ như những cơ quan quản lý nhà nước khác, các cơ quan thanh tra có nhiệm vụ chủ yếu là xem xét, đánh giá một cách khách quan việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.[3]

2. Cơ cấu tổ chức Thanh Tra Tỉnh

Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác. Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Lãnh đạo Thanh tra tỉnh có Chánh thanh tra và không quá 03 Phó chánh thanh tra;

Chánh thanh tra tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra tỉnh. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh thanh tra tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi thống nhất với Tổng thanh tra.

Các Phó Chánh Thanh tra tỉnh là những người giúp Chánh Thanh tra tỉnh trên các lĩnh vực công tác; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi Chánh Thanh tra tỉnh vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra tỉnh được uỷ nhiệm điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh thanh tra tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.

Việc khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật và các quy định về quản lý, sử dụng cán bộ công chức của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Phó Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh.

Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chánh Thanh tra tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.[4]

Sơ Đồ 1.Cơ Cấu Tổ Chức Cơ Quan Thanh Tra Cấp Tỉnh
Sơ Đồ 1.Cơ Cấu Tổ Chức Cơ Quan Thanh Tra Cấp Tỉnh

Các cơ quan Thanh tra Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc; mỗi cơ quan Thanh tra chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn của cơ quan Thanh tra nhà nước cấp trên về công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra.

Các cơ quan thanh tra nhà nước có chức năng giúp Thủ trưởng cùng cấp thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành và cấp đó; nhiệm vụ, quyền hạn chung của các cơ quan thanh tra nhà nước là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đó; xem xét, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo; chỉ đạo về tổ chức và hoạt động đối với cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi chức năng của mình; tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về thanh tra; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những vấn đề về quản lý nhà nước cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước…

Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Của Cơ Quan Thanh Tra Tỉnh thanh tra tỉnh là cơ quan thuộc UBND tỉnh, có chức năng giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện quyền thanh tra trong pham vi quản lý nhà nước của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND cùng cấp và chịu sự chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước về công tác, tổ chức, nghiệp vụ thanh tra. 

3. Chức năng, quyền hạn của cơ quan Thanh tra cấp tỉnh

Chức năng của cơ quan Thanh tra cấp tỉnh

Thanh tra tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Văn phòng có chức năng tham mưu giúp Chánh Thanh tra tỉnh về công tác tổng hợp, hành chính, văn thư, lưu trữ, tài chính, quản trị, phục vụ đảm bảo các hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh, công tác tổ chức cán bộ, thi đua – khen thưởng, pháp chế, tiếp dân; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.

Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1 (phòng Nghiệp vụ I) có chức năng giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý Nhà nước về công tác thanh tra; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi được phân công phụ trách; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.

Phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo 2 (Phòng Nghiệp vụ II)có chức năng giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý Nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tỏng phạm vi được phân công phụ trách; Phối hợp với Ban Tiếp công dân của tỉnh tham gia tiếp dân tại các phiên tiếp dân định kỳ của lãnh đạo tỉnh và tiếp đột xuất khi có yêu cầu; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.

Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng (Phòng Nghiệp vụ III) có chức năng giúp Chánh Thanh tra tỉnh quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ thanh tra khi được phân công; thanh tra về phòng, chống tham nhũng; giải quyết tố cáo liên quan đến tham nhũng theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.

Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra có chức năng giúp Chánh Thanh tra tỉnh giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra do đoàn thanh tra của Thanh tra tỉnh soạn thảo; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch UBND tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.[5]

Quyền hạn của cơ quan Thanh tra cấp tỉnh

Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước;

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật, được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh. 

4. Nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra cấp tỉnh

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh

  • Trình dự thảo Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
  • Trình dự thảo Quy hoạch, Kế hoạch 5 năm và hàng năm, chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.
  • Trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với trưởng, phó các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở, ngành, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thị xã.

Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

  • Trình dự thảo Quyết định, Chỉ thị cá biệt về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
  • Trình dự thảo Chương trình, Kế hoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác theo quy định của pháp luật.
  • Trình dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Thanh tra tỉnh.[6]

Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Của Cơ Quan Thanh Tra Tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Thanh tra huyện, thị xã, Thanh tra sở ngành và cán bộ làm công tác thanh tra của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Đối với công tác thanh tra

  • Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện thị xã, Thanh tra sở, ngành;
  • Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (gọi chung là sở);
  • Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Ủy ban nhân dân huyện, thị xã hoặc nhiều sở;
  • Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị; quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Về giải quyết khiếu nại, tố cáo

  • Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; thực hiện chế độ tiếp dân tại trụ sở làm việc theo quy định;
  • Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; kiến nghị các biện pháp nhằm chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
  • Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao;
  • Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, giải quyết lại theo quy định của pháp luật;
  • Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
  • Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Hướng dẫn việc thực hiện chế độ báo cáo; tổng hợp số liệu tình hình, kết quả về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư trên địa bàn tỉnh.

Đối với công tác phòng, chống tham nhũng

  • Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các sở, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và các đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;
  • Phối hợp với cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của mình trong quá trình thanh tra vụ việc tham nhũng;
  • Quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập; tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
  • Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Của Cơ Quan Thanh Tra Tỉnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật; được yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật, theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ. 

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ được giao.

Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ.

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.[7]

Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Tổng thanh tra Chính phủ giao.[8]

Bài viết trên đây là Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Của Cơ Quan Thanh Tra Tỉnh là toàn bộ nguồn tài liệu mà mình đã sàng lọc và đồng thời chia sẻ đến cho các bạn cùng xem và tham khảo. Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê khoá luận với đa dạng các đề tài phổ biến nhất hiện nay, chính vì vậy nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm bài khoá luận thì đừng chần chừ nữa hãy tìm đến ngay dịch vụ viết thuê khoá luận tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ lựa chọn cho bạn một đề tài phù hợp với chuyên ngành bạn đang học nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

[1] Khoản 1 Điều 20 Luật Thanh tra 2010 có hiệu lực từ ngày 01/07/2011 [2] Luật Thanh tra 2010 có hiệu lực từ ngày 01/07/2011

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0932091562