Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp

Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp
Rate this post

Có phải bạn đang tìm kiếm Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp? Bạn đang cần thêm nguồn tài liệu để có thể tiến hành triển khai bài luận văn của mình? Thật trùng hợp vì bài viết sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn nguồn tài liệu vô cùng hữu ích đáng để xem và theo dõi. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành liệt kê bao gồm một số khái niệm cơ bản,nội dung tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp,vai trò của tuyển dụng nhân sự đối với doanh nghiệp… Hy vọng nguồn tài liệu mình sắp chia sẻ dưới đây sẽ mang tới cho các bạn thêm được nhiều thông tin cũng như kinh nghiệm để các bạn có thể nhanh chóng phát triển bài luận văn của mình. 

Chưa dừng lại ở đó, ngoài việc chia sẻ nguồn tài liệu này thì bạn có biết rằng hiện tại bên mình có nhận viết thuê luận văn với đa dạng đề tài và các ngành nghề phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn vẫn đang loay hoay trong quá trình làm bài luận văn hoặc thậm chí giáo viên đưa ra yêu cầu quá khó so với năng lực của bạn thì đừng quá lo lắng hãy tìm đến nhanh dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ cho đến khi bảo vệ thành công bài luận văn nhé.

1. Một số khái niệm cơ bản

1.1. Nhân sự

Nhân lực là nguồn lực trong mỗi con người nó bao gồm cả thể lực và trí lực. Nó thể hiện ra bên ngoài bởi khả năng làm việc. Nó bao gồm cả sức khỏe, trí lực, tâm lý, lòng đam mê [1, tr.8].

Theo Liên hợp quốc: Nhân sự là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội trong một cộng đồng [2].

Từ những quan niệm trên, học viên cho rằng nhân sự là nguồn lực con người của một quốc gia, là một trong những nguồn sự quan trọng nhất quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, khu vực và thế giới nói chung. Nó bao gồm tổng hoà các yếu tố thể lực, trí lực và tâm lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. Xét trong phạm vi của một tổ chức, thì nhân sự của một tổ chức là toàn bộ các khả năng về thể lực và trí lực của tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, có sức khoẻ, trình độ và đạo đức. Họ có thể tạo thành một sức mạnh hoàn thành tốt mục tiêu của tổ chức nếu được động viên, khuyến khích phù hợp.

XEM THÊM : Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

1.2. Tuyển dụng nhân sự

Tuyển dụng nhân sự chính là một quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của tổ chức và bổ sung lực lượng lao động cần thiết để thực hiện các mục tiêu của tổ chức [8, tr.74].

Một quan điểm khác cho rằng ‘‘Tuyển dụng nhân sự là quá trình thu hút các cá nhân trong và ngoài tổ chức có đủ tiêu chuẩn thích hợp tham gia dự tuyển để lựa chọn ra những ứng viên đầy đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu của tổ chức. Sau đố định hướng, hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập với môi trường của doanh nghiệp [15, tr.168].

Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp cũng có ý kiến cho rằng: Tuyển dụng nhân sự là một quá trình tìm kiếm, thu hút và lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn thích hợp cho các công việc và các chức danh cần người trong doanh nghiệp [4, tr.223].

Từ những phân tích trên học viên cho rằng: Tuyển dụng nhân sự là quá trình tìm kiếm, thu hút, lựa chọn và đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được những người phù hợp bổ sung lực lượng lao động cần thiết nhằm đáp ứng được yêu cầu sử dụng lao động của tổ chức. Quá trình tuyển dụng được coi là hoàn tất khi bao gồm cả hoạt động định hướng nhân viên, hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập trong môi trường của doanh nghiệp.

2. Nội dung tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp

2.1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự

Trong tuyển dụng, thì việc xây dựng thành công một kế hoạch tuyển dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng tuyển dụng được nhu cầu nhân sự cho mình. Kế hoạch tuyển dụng đóng vai trò quan trọng như kế hoạch kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong kế hoạch tuyển dụng của doanh nghiệp sẽ thể hiện rõ có nội dung sau:

– Xác định người thực hiện tuyển dụng

Tuyển dụng là một trong những chức năng cơ bản của quản trị NNL, thông thường trong một tổ chức hay một doanh nghiệp, bộ phận nhân sự sẽ là bộ phận chịu trách nhiệm hầu hết trong các hoạt động tuyển dụng của tổ chức, của doanh nghiệp đó, bởi đây là nhiệm vụ chính của bộ phận nhân sự.

– Xác định nhu cầu tuyển dụng

Xác định nhu cầu tuyển dụng nhằm xác định đúng nhu cầu nhân sự trước mắt và lâu dài cho doanh nghiệp. Nhà quản trị cần biết rõ ràng cần tuyển bao nhiêu nhân sự, vị trí nào và yêu cầu về trình độ chuyên môn của nhân sự đó ra sao. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển của doanh nghiệp để có thể xác định nhu cầu tuyển dụng một cách chính xác nhất.

XEM THÊM : Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Nhân Sự

Bước này được thực hiện bằng quá trình phân tích công việc, phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan tới các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc.

– Lập kế hoạch tuyển dụng cụ thể

Để tiến hành tuyển dụng có hiệu quả thì việc lập kế hoạch là rất quan trọng và cần thiết. Việc lập kế hoạch tốt sẽ giúp cho việc tuyển dụng có được định hướng, các bước thực hiện cụ thể và tránh được các sự việc diễn biến khó kiểm soát. Cần phải lập kế hoạch cụ thể: nguồn tuyển dụng, phương pháp tuyển dụng; chi phí tuyển dụng; thời gian và địa điểm tuyển dụng.Trong đó:

+ Xác định nguồn tuyển dụng gồm:

Nguồn bên trong: Nguồn tuyển dụng từ bên trong bao gồm những người làm việc bên trong doanh nghiệp, tuyển mộ nguồn này tức là quá trình đề bạt họ vào vị trí cao hơn hoặc thuyên chuyển họ sang vị trí cần thiết khác.

Nguồn bên ngoài: Nguồn tuyển dụng từ bên ngoài là những người đến xin việc từ ngoài doanh nghiệp, nguồn này có phạm vi rộng, số lượng lớn, chất lượng phong phú và đa dạng.

+ Xác định phương pháp tuyển dụng

Có nhiều phương pháp tuyển dụng khác nhau, nhưng không có cách nào cho kết quả tuyệt đối chính xác. Vì vậy, người ta thường kết hợp nhiều phương pháp để có được kết quả đáng tin cậy hơn.

– Thành lập hội đồng tuyển dụng

Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp hội đồng tuyển dụng là một phận bao gồm: bộ phận nhân sự, một số cá nhân hay cấp quản lý trực tiếp bộ phận đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự, đôi khi hội đồng tuyển dụng có cả lãnh đạo doanh nghiệp tham gia. Để có thể đảm bảo cho việc tuyển dụng tiến hành theo đúng trình tự và có thể lựa chọn ra các ứng viên xuất sắc nhất cần phải thành lập hội đồng tuyển dụng sao cho có đủ thẩm quyền quyết định. Hội đồng tuyển dụng là những người có khả năng nhìn nhận, đánh giá con người, có chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm phỏng vấn, tuyển chọn để đảm bảo tuyển chọn đúng người, đúng việc, đúng quy trình. Hội đồng tuyển dụng sẽ là bộ phận quyết định, điều hành xuyên suốt quá trình tuyển dụng.

XEM THÊM : Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Nguồn Nhân Lực

2.2. Tổ chức thực hiện tuyển dụng nhân sự

Việc tổ chức thực hiện tuyển dụng được thực hiện thông qua các bước sau:

– Thu hút người xin việc

Thu hút ứng viên hay quá trình tuyển mộ là dựa vào các nguồn cung cấp ứng viên đã xác định được trong kế hoạch tuyển dụng để lựa chọn các phương pháp và thực hiện việc thu hút ứng viên phù hợp, việc thu hút này thực hiện theo 2 nguồn:

+ Thu hút nguồn ứng viên nội bộ, thu hút nội bộ thông qua việc: Thông báo về việc tuyển dụng trong toàn doanh nghiệp; Nghiên cứu hồ sơ nhân viên để tìm những người phù hợp và chủ động tiếp cận, tiếp cận thông qua sự giới thiệu của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp.

+ Thu hút nguồn ứng viên bên ngoài, có thể là: Đăng quảng cáo, thuê dịch vụ tuyển dụng; đề nghị nhân viên trong doanh nghiệp giới thiệu (tương tự như tuyển dụng từ nguồn nội bộ), tham gia hội chợ việc làm, tiếp cận các cơ sở đào tạo, chọn từ nguồn dữ liệu ứng viên của doanh nghiệp.

– Xây dựng các tiêu chí tuyển dụng và phương pháp so sánh ứng viên

Tiêu chí tuyển dụng là những yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên phải đạt được. Thông thường, tiêu chí tuyển dụng là năng lực cốt lõi cho vị trí công việc, bao gồm: kiến thức, kỹ năng, tố chất/thái độ. Các tiêu chí tuyển dụng này cần xác định trên cơ sở bản mô tả công việc của vị trí tuyển dụng, từ đó xác định ứng cử viên cần tìm là người có kiến thức, kỹ năng, thái độ như thế nào? Để có thể hoàn thành tốt công việc đó.

Thông thường đối với mỗi vị trí công việc cụ thể cần xác định từ 5-10 tiêu chí tuyển dụng xoay quanh ba tiêu chuẩn: kiến thức, kỹ năng và thái độ..

Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp kiến thức trả lời cho câu hỏi ứng viên cần tìm cần phải biết được những gì? Ví dụ vị trí tuyển dụng là Nhân viên kinh doanh thì đòi hỏi ứng viên cần có kiến thức về thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, mức độ ra sao?

Kỹ năng trả lời cho câu hỏi ứng viên làm được gì? Và mức độ ra sao? Ví dụ để khẳng định ứng viên có kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng hay không? Thì phải xem cách thức mà ứng viên đã từng thực hiện vấn đề này như thế nào? Kết quả ra sao?

– Đánh giá và lựa chọn ứng viên

Đánh giá và lựa chọn ứng viên hay còn gọi là quá trình tuyển chọn là một quá trình gồm nhiều bước, mỗi bước trong quá trình là một phương pháp tuyển dụng. Số bước hay số phương pháp được sử dụng không cố định mà nó phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công việc và tính chất của loại lao động cần tuyển dụng, c thể:

+ Bước 1, tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ: Đây là bước đầu tiên trong quá trình đánh giá và lựa chọn ứng viên, là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa các nhà tuyển dụng với các ứng viên. Bước này nhằm xác lập mối quan hệ giữa người xin việc và người sử dụng lao động, đồng thời bước này cũng xác định được những cá nhân có những tố chất và khả năng phù hợp với công việc hay không để từ đó ra những quyết định có tiếp tục mối quan hệ với ứng viên đó hay không.

+ Bước 2, sàn lọc hồ sơ: Nghiên cứu hồ sơ của các ứng viên được bắt đầu bằng việc nghiên cứu lý lịch, hồ sơ cá nhân và đơn xin việc, so sánh với bản tiêu chuẩn công việc của ứng viên đến thời điểm tuyển dụng.

+ Bước 3, kiểm tra, trắc nghiệm: Trong bước tuyển chọn này, tổ chức có thể thực hiện kiểm tra dưới hình thức thi viết hoặc kiểm tra tay nghề. Hình thức kiểm tra tay nghề gần như là bắt buộc với vị trí công nhân kỹ thuật, giúp tổ chức đánh giá ứng viên có thực sự nắm được các kỹ năng nghiệp vụ hay không. Hình thức thi viết giúp kiểm tra khả năng tư duy, mức độ nắm vững về lý thuyết, khả năng xử lý nghiệp vụ và khả năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện của ứng viên. Ngoài ra, để giúp cho các nhà tuyển chọn nắm được các tố chất tâm lý, những khả năng, kỹ năng và các khả năng đặc biệt khác của các ứng viên khi mà các thông tin về nhân sự khác không cho ta biết được một cách chính xác và đầy đủ. Các trắc nghiệm nhân sự mang lại cho ta những kết quả khách quan về những đặc trưng tâm lý của con người. Khi dùng phương pháp trắc nghiệm nhân sự để tuyển chọn ta cũng nên chọn phương pháp thích hợp thì mới dự đoán được thành tích thực hiện công việc.

+ Bước 4, Phỏng vấn tuyển chọn: Phỏng vấn tuyển chọn là quá trình giao tiếp bằng lời giữa những người tuyển chọn và những người xin việc, đây là một trong những phương pháp thu thập thông tin cho việc ra quyết định tuyển chọn. Phương pháp phỏng vấn trong tuyển chọn giúp ta khắc phục được những nhược điểm mà quá trình nghiên cứu đơn xin việc không nắm được hoặc các loại văn bằng chứng chỉ không nêu được hết. Trong quá trình phỏng vấn tuyển chọn, người tuyển chọn sẽ đưa ra các câu hỏi và ứng viên sẽ trả lời các câu hỏi này, ngược lại, ứng viên cũng được đặt ra các câu hỏi cho nhà tuyển dụng.

+ Bước 5, ra quyết định lựa chọn ứng viên: Kết thúc quá trình phỏng vấn tổ chức đã có thể xác định được một danh sách chọn lọc bao gồm một số ít những ứng viên phù hợp nhất. Các ứng viên này đều đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp, vấn đề chọn ai lúc này phụ thuộc vào sự phù hợp giữa doanh nghiệp và ứng viên trên nhiều phương diện (kỳ vọng của ứng viên và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên và xu hướng phát triển của doanh nghiệp,…).

+ Bước 6, điều tra, xác minh: Điều tra xác minh hay còn gọi là thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển dụng. Thực hiện bước này để xác định độ tin cậy của các thông tin thu được qua các bước tuyển dụng như: Xác định có đúng là ứng viên có những kinh nghiệm như họ nói không; biết ứng viên có trung thực, chấp hành nội quy, kỷ luật không; tìm hiểu thêm về những vấn đề chưa được làm sáng tỏ trong quá trình phỏng vấn… Có nhiều cách để thẩm tra các thông tin như trao đổi với các tổ chức cũ mà người lao động đã làm việc, đã khai trong đơn xin việc, hoặc là nơi đã cấp các văn bằng chứng chỉ. Điều tra xác minh thường do bộ phận nhân sự đảm nhiệm.

– Hoàn tất quá trình tuyển dụng

Các thủ tục hoàn tất quá trình tuyển dụng thường do bộ phận nhân sự thực hiện, bao gồm các hoạt động sau:

+ Mời ứng viên trúng tuyển nhận việc: Tổ chức cần thông báo cho ứng viên trúng tuyển một cách chính thức bằng cách gửi thư mời nhận việc hoặc mời ứng viên đến trao đổi trực tiếp. Thư mời nhận việc nên bắt đầu bằng lời chúc mừng và nội dung thư cần thể hiện rõ các điều kiện làm việc (tiền lương, ngày bắt đầu làm việc, thời gian làm việc, thời gian thử việc, các phúc lợi,…).

+ Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp sau khi mời ứng viên nhận việc là bắt đầu thời gian thử việc trong đó có hướng dẫn hội nhập, đây có thể coi là một phần trong quy trình tuyển dụng, cũng có thể coi là giai đoạn tiếp nối của quy trình tuyển dụng.

+ Cập nhật dữ liệu ứng viên: Để tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng, doanh nghiệp nên xây dựng một dữ liệu ứng viên.

+ Chuẩn bị hợp đồng lao động: Cần đảm bảo các nội dụng ghi trong hợp đồng không trái với quy định của luật lao động.

2.3. Kiểm tra, đánh giá công tác tuyển dụng nhân sự

Việc kiểm tra, đánh giá công tác tuyển dụng nhằm xem xét và đánh giá xem công tác tuyển dụng có được thực hiện như kế hoạch không? có sát với thực tiễn không, nhu cầu tuyển dụng có phù hợp với khối lượng công việc thực tế không?Đánh giá hiệu quả của các quảng cáo tuyển dụng. Xem xét các tiêu chuẩn dùng để loại bỏ những người xin việc đã hợp lý chưa, đã bao quát hết các trường hợp phải loại bỏ chưa? Các thông tin thu thập được, đã đảm bảo đủ mức tin cậy cho việc xét tuyển chưa?.

Cuối cùng là đánh giá chi phí tài chính cho quá trình tuyển dụng. Chi phí tuyển dụng thực tế có vượt quá nhiều so với chi phí dự tính trong kế hoạch tuyển dụng hay không? Và nếu có khoản vượt thì nó phát sinh trong giai đoạn nào?… 

Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp
Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp

 3. Vai trò của tuyển dụng nhân sự đối với doanh nghiệp

Tuyển dụng nhân sự là một hoạt động của quản trị nhân sự, có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với chất lượng và số lượng người lao động của một doanh nghiệp hay một tổ chức. Trong sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, công tác tuyển dụng sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

– Đối với xã hội

Tuyển dụng nhân sự góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội như: Tăng số lượng lao động xã hội có việc làm, có thu nhập, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giúp giảm các tệ nạn xã hội, sử dụng nguồn lực xã hội một cách hữu ích.

– Đối với tổ chức

Bổ sung nhân sự phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tuyển dụng được thực hiện tốt thì trong tương lai tổ chức sẽ có một đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu công việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổ chức. Tuyển dụng tốt sẽ tạo cho tổ chức có một lợi thế cạnh tranh về nhân sự so với các tổ chức khác trong cùng lĩnh vực, ngành nghề. Tuyển dụng được những ứng viên phù hợp sẽ giúp tổ chức tránh được những thiệt hại và rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời không mất chi phí cho đào tạo lại, tuyển dụng lại, tránh được những tai nạn lao động trong quá trình thực hiện công việc,…

Tuyển dụng tạo tiền đề cho công tác bố trí sử dụng lao động, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, quan hệ  lao động,…

– Đối với người lao động

Tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ giúp những người lao động được nhận vào làm việc ở những vị trí công việc phù hợp với khả năng, trình độ, sở trường và tính cách của mình. Góp phần tạo ra sự thỏa mãn trong lao động tạo động lực làm việc cho người lao động và nâng cao năng suất lao động. Như vậy, có thể nói tuyển dụng là dấu hiệu đầu tiên cho sự thành công của tổ chức.

Tuyển dụng tốt giúp người lao động hiểu rõ hơn về triết lý, quan điểm của nhà quản trị, từ đó tạo sự hài lòng, tin tưởng và gắn kết trung thành của người lao động với tổ chức.

Tuyển dụng nhân sự tốt sẽ giúp người lao động tìm được công việc phù hợp cùng với một mức lương tương xứng, góp phần ổn định cuộc sống, người lao động sẽ không mất thêm thời gian để tìm công việc mới.

Trên đây là toàn bộ Cơ Sở Lý Luận Về Tuyển Dụng Nhân Sự Trong Doanh Nghiệp là một trong những nguồn tài liệu vô cùng hữu ích mà mình đã liệt kê và triển khai đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo. Nếu như nguồn tài liệu trên đây mình đã triển khai đến cho các bạn chưa đủ để làm hài lòng bạn thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ của chúng tôi qua zalo/telegram : 0932.091.562 mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết trong tích tắc.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0932091562