Cơ sở pháp lý về công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở hiện nay là gì? Để hỗ trợ các bạn học viên đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu làm luận văn thạc sĩ ngành Quản lý văn hóa về xây dựng đời sống văn hóa, Luận văn Panda đã thu thập được một số tài liệu liên quan đến xây dựng đời sống văn hóa và chia sẻ thành bài viết dưới đây, mong là với những bài chia sẻ của Luận văn Panda có thể hỗ trợ cho các bạn học viên được phần nào đó về luận văn của các bạn.
Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý văn hóa, và những tài liệu liên quan đến luận văn đời sống văn hóa, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn chọn lọc nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.
1. Nội dung công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở giữ vị trí quan trọng, tác động trực tiếp đến tư tưởng, đạo đức, nếp sống của mỗi con người và cộng đồng dân cư. Đảng và Nhà nước ta coi xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là nhiệm vụ then chốt để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, giữ vững ổn định xã hội, xây dựng nhân cách con người Việt Nam, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Những thành tựu to lớn mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được trong
thập kỷ cuối của thế kỷ XX khẳng định tư duy văn hóa của Đảng đã đạt được những bước chuyển biến mới và có bước tiến quan trọng trong việc ban hành Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII). Ở văn kiện lịch sử này, Đảng ta đã có cái nhìn thấu suốt về giá trị văn hóa dân tộc và tiến bộ thời đại, giữa lý tưởng tinh thần và yêu cầu xử lý các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, văn hóa là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những tiến bộ và những thành tựu đã đạt được, thực trạng văn hóa nước nhà cũng như công tác quản lý nhà nước về văn hóa còn bộc lộ những yếu kém và việc khắc phục những yếu kém trong công tác văn hóa hiện nay có một tầm vóc chính trị quan trọng.
Ngày 16/7/1998 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó có giải pháp: “Phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, huy động mọi nguồn lực nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong Đảng, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể ra ngoài xã hội tích cực tham gia phong trào” [1, tr.49].
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” kế tục kết quả của cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước trước đây, nổi bật là cuộc vận động xây dựng “nếp sống văn minh, gia đình văn hóa” và “đời sống mới” được phát động ngay sau cách mạng tháng Tám thành công. Trong những năm đầu thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân hăng hái tham gia phong trào xây dựng đời sống mới.
Những tư tưởng quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới mang tính thời đại sâu sắc và được Đảng ta tiếp thu, nâng cao trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp văn hóa đất nước.
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa do Đảng và Nhà nước ta phát động có ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn. Trước hết phong trào xác định được văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài cần huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân tộc. Phong trào làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên toàn bộ đất nước ta đời sống văn hóa – tinh thần lành mạnh, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, kinh tế ổn định, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH -HĐH đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Văn hóa là yếu tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của quốc gia.
Nhận thức về mục tiêu phát triển là nâng cao chất lượng cuộc sống con người, tạo cho con người có sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần và đó cũng chính là góp phần tạo ra sự phát triển bền vững cho đất nước. Như vậy các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa còn nhằm vào việc xây dựng và phát triển nguồn lực con người, nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển. Khi các giá trị văn hóa thấm sâu vào tâm hồn, tình cảm con người xây dựng trong họ nhận thức đúng đắn về tư tưởng, đạo đức, lối sống, từ đó biến thành sức mạnh, thành lực lượng vật chất vô cùng to lớn thúc đẩy con người hăng hái trong lao động sáng tạo. Có nền tảng tinh thần vững chắc, con người mới có bản lĩnh vững vàng trước những tác động tiêu cực của xã hội, của mặt trái cơ chế thị trường và những âm mưu chống phá của các thế lực xấu…
Cụ thể hóa phong trào xây dựng đời sống văn hóa giúp cho người dân nhận thức đúng đắn và thực hiện triển khai đồng bộ, hiệu quả trong các cơ quan, đơn vị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định số 05/2000/QĐ-BVHTT ngày 12/4/2000 về việc ban hành “Kế hoạch triển khai phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” [11] trong đó xác định rõ công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gồm 5 nội dung như sau:
Thứ nhất: Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xoá đói giảm nghèo. Đây là nội dung khuyến khích tinh thần lao động sản xuất, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau về vốn, trao đổi kinh nghiệm làm kinh tế. Yếu tố văn hóa trong sản xuất kinh doanh chính là sự thể hiện trong việc ứng xử con người với con người trong việc áp dụng tiến bộ khoa học vào lao động sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Thứ hai: Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh. Nâng cao tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc gắn với phong trào thi đua yêu nước; nhất trí với đường lối chính trị của Đảng; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, đấu tranh chống các quan điểm sai trái; có ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, giữ gìn bí mật quốc gia.
Thứ ba: Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật; xây dựng tác phong công nghiệp, làm việc có kỹ thuật, thực hiện tốt nội quy đơn vị, hương ước, quy ước của làng xã, khu phố và quy định nơi công cộng; thực hiện giao tiếp văn minh, lịch sự, thái độ vui vẻ, trách nhiệm với công việc; xây dựng công sở văn minh, giảm thủ tục phiền hà, quan liêu, lãng phí. Thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, giỗ tết, lễ hội và các sinh hoạt xã hội khác; giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục và đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Thứ tư: Xây dựng môi trường văn hóa sạch đẹp, an toàn, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; không gây rối và làm mất trật tự; không lấn chiếm vỉa hè lòng đường; lề đường, đất công; treo dán, viết, vẽ quảng cáo, rao vặt tuỳ tiện ở nơi công cộng; ăn mặc lịch sự sạch sẽ khi ra đường; nhà ở, nơi làm việc vệ sinh, ngăn nắp, sạch sẽ; tham gia bảo vệ môi trường, cây xanh, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng và khu bảo tồn thiên nhiên; không sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu hành, không tham gia vào các hoạt động dịch vụ văn hóa trái với quy định của pháp luật; tích cực phòng chống tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, mại dâm, cờ bạc, nghiện hút, rượu chè, tham nhũng, trộm cắp.
Thứ năm: Xây dựng các thiết chế văn hóa – thể thao và nâng cao chất lượng họat động văn hóa – thể thao cơ sở. Các thiết chế văn hóa – thể thao cần xây dựng gồm: Nhà văn hóa, trung tâm thể dục thể thao, các loại hình câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, các đội văn nghệ, đội thông tin lưu động, công viên khu vui chơi giải trí, phòng đọc sách, phòng luyện tập thể dục thể hình, điểm bưu điện văn hóa… trên tinh thần xã hội hóa, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân.
Để thực hiện 5 nội dung này, có 7 phong trào gồm:
- – Xây dựng phong trào người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến; – Xây dựng gia đình văn hóa;
- – Xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa;
- – Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư;
- – Xây dựng công sở doanh nghiệp, đơn vị, lực lượng vũ trang có nếp sống văn hóa;
- – Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại; – Đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sáng tạo.
Tùy vào đặc thù mỗi loại hình phong trào các bộ, ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, địa phương căn cứ nội dung cơ bản của phong trào và ban chỉ đạo các cấp đề ra, lồng ghép tổ chức thực hiện, tìm tòi các hình thức hoạt động của quần chúng ở cơ sở nhằm đưa phong trào đi vào cuộc sống có hiệu quả thiết thực.
Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý văn hóa, và những tài liệu liên quan đến luận văn, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn chọn lọc nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.
====>>> KHO 999 + Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản lý văn hóa
2. Cơ sở pháp lý xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, lãnh đạo Quận Thanh Xuân đã thường xuyên chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên tất cả các mặt. Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Nhà nước ta đã quan tâm ban hành hệ thống các văn bản chỉ đạo tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Quyết định 308/305/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội;
Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định 794/QĐ-TTg ngày 26/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên cơ sở hợp nhất Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; Quyết định số 159/QĐ-TTg ngày 15/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;
Quyết định 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020; Thông tư 01/2012/TT-BVHTTDL ngày 18/01/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. Quyết định số 2478/QĐ-Tgg ngày 30/12/2015 về việc phê duyệt đề án truyền thông về phát triển phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Ngoài ra, để hỗ trợ và giúp đỡ cho các bạn học viên đang làm bài luận văn thạc sĩ ngành Luật Học được tốt hơn, Luận văn Panda có hỗ trợ các bạn bảng giá viết thuê luận văn thạc sĩ, và quy trình làm việc của Luận văn Panda các bạn có nhu cầu tham khảo thì truy cập tại đây nhé.