Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh: Đề tài Cấu Trúc Vốn Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp Ngành Xây Dựng – Bất Động Sản Niêm Yết Trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ những hạn chế trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất đưa ra những kiến nghị, gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo luận văn này như sau:
Tăng thêm thời gian nghiên cứu, tăng thêm mẫu để thấy được nhiều biến động của ngành hơn qua thời gian từ đó sẽ nhận được kết quả càng đặc thù và sai số nhỏ hơn. Mở rộng phạm vi nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, qua đó nâng cao được tính đại diện tổng thể.
Ngoài ra, còn rất nhiều bài mẫu về đề tài luận văn thạc sĩ bất động sản, bao gồm những khái niệm, vai trò đặc điểm và nhiều đề cương mẫu được điểm cao. Nếu các bạn đang làm bài về bất động sản có thể tham khảo tại đường link này.
====>>> Luận Văn Thạc Sĩ Về Bất Động Sản
CHƯƠNG 1 Tổng Quan Nghiên Cứu Luận Văn Bất Động Sản Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Doanh Nghiệp
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cấu trúc vốn luôn là một trong những lĩnh vực nghiên cứu phổ biến liên quan tới quản trị tài chính. Quyết định về cấu trúc vốn là một quyết định quan trọng và cốt yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào bởi nó ảnh hưởng đến khả năng thương thảo, tính cạnh tranh của doanh nghiệp, sự thỏa mãn nhu cầu của các nhà đầu tư khi mà các cổ đông luôn hướng tới việc tối đa hóa giá trị và lợi nhuận trở lại cao nhất. Đối với thị trường đang trên đà phát triển mạnh như Việt Nam thì các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội và sự lựa chọn trong việc sử dụng các nguồn quỹ hoạt động.
Việc quyết định sử dụng các nguồn ngân sách khác nhau sẽ tạo nên những cấu trúc về vốn khác nhau cho các doanh nghiệp. Vậy những cấu trúc vốn này sẽ tác động đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp này như thế nào? Có rất nhiều công trình – về cả lý thuyết lẫn thực nghiệm – nghiên cứu sự tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp từ trước đây; tuy nhiên vẫn không có một kết quả nào là chính xác tuyệt đối cho mọi trường hợp. Đặc thù từ những nền kinh tế khác nhau, những lĩnh vực khác nhau hay thậm chí những doanh nghiệp khác nhau sẽ có những tác động khác nhau từ cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi.
Ngành Xây dựng-Bất động sản là một ngành gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội, là đầu kéo cho nhiều ngành nghề khác cùng tiến lên và cũng đang là một ngành triển vọng với cơ hội đầu tư rất lớn ở thị trường Việt Nam. Đối với các nhà đầu tư thì hiện nay, thị trường Xây dựng- Bất động sản là một thị trường rất hấp dẫn. Khi mà lãi suất huy động ngân hàng khá thấp, từ 6.5% đến 8.2% một năm đối với các kỳ gởi dài hạn trong tháng 6/20171, thị trường vàng và ngoại hối tỏ ra kém hấp dẫn bởi.
1 Hải Yên (2017), Lãi suất tiền gửi ngân hàng nào đang cao nhất hiện nay? xem 12/09/2017 các chính sách kiểm soát của Chính phủ với thị trường tự do thì giới đầu cơ dễ bị thu hút bởi thị trường Xây Dựng Bất Động Sản có lợi suất cao hơn cùng với khả năng bảo toàn giá trị trước lạm phát. Tín hiệu tăng trưởng của thị trường Xây Dựng Bất Động Sản sáu tháng đầu năm 2017 rất khả quan, lượng giao dịch trung bình tăng khoảng 5% hàng tháng, sự biến động giá tăng trong năm khoảng 2% đến 7%, rủi ro thị trường cũng ở mức thấp không đáng kể, lượng tồn kho giảm khá nhiều, so với quý 1/2013 giảm 78%, so với tháng 12/ 2016 giảm 12%2. Nguồn vốn FDI đổ vào thị trường Xây Dựng Bất Động Sản tới tháng 6/2017 cũng tăng thêm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng vốn đăng ký đầu tư cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 701 triệu USD, đứng thứ 2 về hút vốn FDI sau công nghiệp chế biến chế tạo. Những dấu hiệu này cho thấy được sự hấp dẫn của ngành đối với các nhà đầu tư trong thời gian tới và vị thế của ngành đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Các doanh nghiệp trong ngành càng cần phải chú trọng phát triển hơn nữa, nâng cao hiệu quả hoạt động, sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính để khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao hơn, thu hút nguồn vốn đầu tư vì với một ngành cần nguồn tài chính dồi dào như Xây Dựng Bất Động Sản thì nguồn vốn không bao giờ là đủ.
Các doanh nghiệp trong ngành Xây Dựng Bất Động Sản thường sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau nhưng đa phần là từ vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng, tín dụng và vốn từ khách hàng. Do đặc thù của ngành Xây Dựng Bất Động Sản là cần nguồn vốn lớn, các doanh nghiệp trong ngành phần lớn đều có tỷ lệ vốn vay trên tổng tài sản khá cao. Chi phí lãi vay sẽ chi phối đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông tư 06/2016TT-NHNN bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/2017 có quy định rõ về hệ số rủi ro áp dụng với các khoản vay kinh doanh bất động sản tăng từ 150% lên 200%. Tỷ lệ vốn vay trung dài hạn giảm cũng gia tăng áp lực về nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp bất động sản sử dụng vốn vay nhiều. Các ưu đãi về lãi suất đã không còn nhiều, chính phủ cũng kêu
2 Thủy Chung (2017), Thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2017 có nhiều tín hiệu tích cực, http://vinanet.vn/kinhte-taichinh/thi-truong-bat-dong-san-6-thang-dau-nam-2017-co-nhieu-tin-hieu-tich-cuc-673606.html, xem 12/09/2017
3 Xuân Thân (2017), Bất động sản: Hút mạnh vốn đầu tư, 76 doanh nghiệp mới ra đời mỗi ngày, https://vov.vn/kinh-te/bat-dong-san-hut-manh-von-dau-tu-76-doanh-nghiep-moi-ra-doi-moi-ngay-640725.vov, xem 12/09/2017 gọi các doanh nghiệp ngành Xây Dựng Bất Động Sản nên thanh lọc, tái cấu trúc lại để có thể phát triển bền vững hơn. Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn sẽ giúp tìm ra một hướng đi hợp lý cho các doanh nghiệp trong việc tái cấu trúc vốn. Dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, song lại chưa có một nghiên cứu cụ thể nào riêng cho các doanh nghiệp thuộc ngành Xây Dựng Bất Động Sản niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây.
Xuất phát từ những nhu cầu và sự cấp thiết trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài“Cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành xây dựng – bất động sản niêm yết trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh.”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu cấu trúc vốn ảnh hưởng đến KNSL của các doanh nghiệp ngành XDBĐS niêm yết trên HOSE.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Xác định sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến KNSL của các doanh nghiệp ngành XDBĐS niêm yết trên HOSE.
Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc vốn cụ thể là các loại nợ đến KNSL của các doanh nghiệp ngành XDBĐS niêm yết trên HOSE.
Đề xuất một số kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu để nâng cao KNSL của các doanh nghiệp ngành XDBĐS niêm yết trên HOSE.
1.3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cấu trúc vốn ảnh hưởng đến KNSL của các doanh nghiệp ngành XDBĐS niêm yết trên HOSE.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: các doanh nghiệp thuộc ngành XDBĐS niêm yết trên HOSE.
Phạm vi thời gian: Dữ liệu bảng được thu thập từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi năm năm, từ 2012 – 2016.
1.3.3 Đối tượng khảo sát
Các doanh nghiệp thuộc ngành XDBĐS niêm yết trên HOSE.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi sau:
- Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành XDBĐS niêm yết trên HOSE như thế nào?
- Cấu trúc vốn này có ảnh hưởng thế nào đến KNSL của các doanh nghiệp ngành XDBĐS niêm yết trên HOSE?
- Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn có tác động khác nhau đến KNSL của các doanh nghiệp ngành XDBĐS niêm yết trên HOSE hay không?
- Các doanh nghiệp ngành XDBĐS niêm yết trên HOSE nên sử dụng cấu trúc vốn thế nào để nâng cao KNSL?
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện bằng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu thứ cấp được thu thập từ các BCTC hợp nhất đã kiểm toán của các doanh nghiệp thuộc ngành XDBĐS niêm yết trên HOSE trong năm năm từ 2012-2016. Sau đó, số liệu được xử lý để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, cuối cùng là sử dụng các công cụ đo lường, kiểm định để phân tích tìm ra được kết quả nghiên cứu.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong nghiên cứu này, tác giả đi vào nghiên cứu CTV ảnh hưởng đến KNSL của các doanh nghiệp ngành XDBĐS niêm yết trên HOSE. Từ đó, tác giả sẽ trình bày hàm ý nghiên cứu cho các nhà quản trị và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Dựa vào tình hình nghiên cứu đã đề cập sẽ có những đóng góp nhất định như sau:
1.6.1 Phương diện học thuật
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về cấu trúc vốn, cấu trúc vốn ảnh hưởng đến KNSL trên thế giới và tại Việt Nam. Do vậy kết quả nghiên cứu có những đóng góp nhất định vào việc hoàn thiện khung lý thuyết về cấu trúc vốn.
Xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu cấu trúc vốn ảnh hưởng đến KNSL. Vì vậy, kết quả nghiên cứu phản ánh độ tin cậy cũng như bổ sung và phát triển về mặt phương pháp luận trong đánh giá về cấu trúc vốn và KNSL và đề xuất các giải pháp khả thi trong giai đoạn hiện nay.
1.6.2 Phương diện thực tiễn
Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực tài chính có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về phương pháp tiếp cận và đo lường cấu trúc vốn ảnh hưởng đến KNSL. Đây sẽ là điều kiện để triển khai những nghiên cứu ứng dụng hoặc có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao KNSL từ cấu trúc vốn. Gợi ý một số khuyến nghị đối với công ty thuộc ngành XDBĐS niêm yết trên HOSE hay những tổ chức có điểm tương đồng.
Nghiên cứu là một thể nghiệm vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu định lượng như phân tích kiểm định hồi quy gộp, FEM, REM, kiểm định Hausman… Mỗi phương pháp vận dụng tùy theo từng nội dung của nghiên cứu. Nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến cấu trúc vốn ảnh hưởng đến KNSL về phương pháp luận và mô hình nghiên cứu về cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
1.7 Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm các nội dung chính như sau:
- Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
- Chương 5: Kết luận và một số kiến nghị.
Trên đây là lời mở đầu của bài luận văn thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh. Đề tài Luận Văn Bất Động Sản Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Doanh Nghiệp, chia sẻ đến các bạn học viên đang làm đề tài về bất động sản. Ngoài ra phần tiếp theo Luận văn Panda sẽ giới thiệu đến các bạn học viên đề cương chi tiết của bài luận văn về bất động sản.
Bạn nào còn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn đề tài, và chưa làm được đề cương và bài luận văn hoàn chỉnh và muốn tham khảo giá viết thuê luận văn thạc sĩ có thể tham khảo tại đường link sau đây để biết thêm chi tiết nhé.
CHƯƠNG 1 Tổng Quan Vấn Đề Nghiên Cứu
- 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
- 1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- 1.2.1 Mục tiêu chung
- 1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- 1.3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát
- 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- 1.3.3 Đối tượng khảo sát
- 1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- 1.5 Phương pháp nghiên cứu
- 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- 1.6.1 Phương diện học thuật
- 1.6.2 Phương diện thực tiễn
- 1.7 Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG 2 Cơ Sở Lý Thuyết Và Thực Nghiệm
- 2.1 Các khái niệm liên quan
- 2.1.1 Cấu trúc vốn
- 2.1.2 Khả năng sinh lợi
- 2.2 Cơ sở lý thuyết
- 2.2.1 Theo quan điểm truyền thống
- 2.2.2 Lý thuyết M&M 1958
- 2.2.3 Lý thuyết M&M 1963
- 2.2.4 Lý thuyết đánh đổi
- 2.2.5 Lý thuyết trật tự phân hạng
- 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm
- 2.3.1 Tác động tích cực của nợ đến khả năng sinh lợi
- 2.3.2 Tác động tiêu cực của nợ đến khả năng sinh lợi
- 2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
- 2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu
- 2.4.2 Mô hình nghiên cứu
CHƯƠNG 3 Phương Pháp Nghiên Cứu
- 3.1 Quy trình nghiên cứu
- 3.2 Phương pháp nghiên cứu
- 3.2.1 Nghiên cứu định tính
- 3.2.2 Nghiên cứu định lượng
- 3.2.2.1 Thống kê mô tả
- 3.2.2.2 Phân tích tương quan
- 3.2.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
- 3.3 Dữ liệu nghiên cứu và cách thức thu thập dữ liệu
- 3.3.1 Xác định mẫu nghiên cứu
- 3.3.2 Cách thu thập dữ liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 4 Kết Quả Nghiên Cứu
- 4.1 Phân tích thực trạng ngành Xây dựng- Bất động sản
- 4.1.1 Tình hình phát triển của ngành
- 4.1.1.1 Giai đoạn 2012-2016
- 4.1.1.2 Dự báo tăng trưởng của ngành Xây dựng-Bất động sản giai đoạn 2017-2020
- 4.1.2 Thực trạng sử dụng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp nghiên cứu
- 4.1.2.1 Nợ ngắn hạn
- 4.1.2.2 Nợ dài hạn
- 4.1.3 ROE và ROA của các doanh nghiệp nghiên cứu
- 4.1.4 Tác động của cấu trúc vốn lên KNSL của các doanh nghiệp nghiên cứu giai đoạn 2012-2016
- 4.2 Kết quả nghiên cứu
- 4.2.1 Thống kê mô tả
- 4.2.2 Phân tích tương quan giữa các biến số
- 4.2.3 Kết quả hồi quy tác động cấu trúc vốn lên khả năng sinh lợi
- 4.2.3.1 Khả năng sinh lợi đại diện bởi ROE
- 4.2.3.2 Khả năng sinh lợi đại diện bởi ROA
- 4.3 Thảo luận và so sánh
CHƯƠNG 5 Kết Luận Và Kiến Nghị
- 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
- 5.2 Kết luận
- 5.2.1 Các kết quả nghiên cứu đạt được từ phân tích định tính
- 5.2.2 Các kết quả nghiên cứu đạt được từ phân tích định lượng
- 5.3 Một số kiến nghị từ kết quả nghiên cứu
- 5.3.1 Kiến nghị chung
- 5.3.2 Đối với cấu trúc vốn
- 5.3.3 Đối với quy mô doanh nghiệp và tăng trưởng doanh thu
- 5.3.4 Đối với tài sản cố định và hệ số thanh khoản
- 5.4 Hạn chế
- 5.5 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Trên đây là những chia sẻ của bài Luận Văn Bất Động Sản Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Doanh Nghiệp, mong là với những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được phần nào đó về bài luận văn của các bạn học viên. Ngoài ra, còn rất nhiều bài luận văn mẫu khác tại Luận văn Panda các bạn muốn tham khảo thêm nhiều bài mẫu, hoặc đề cương chi tiết hay, và những vai trò đặc điểm, hoặc khái niệm của những bài luận văn. Thì các bạn có thể tham khảo tại đường link dưới đây để có thêm nhiều kinh nghiệm viết bài luận văn thạc sĩ của các bạn nhé.
=====>>> Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh