Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế Đề Tài: Quản Lý Tài Sản Công Tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức. Tài sản công trong lĩnh vực y tế bao gồm: Đất đai, nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải và máy móc thiết bị. Tài sản, trang thiết bị y tế là một loại hàng hóa đặc biệt, chủng loại đa dạng, luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi. Do đó quản lý tài sản công là một ngành đặc thù, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công tại các cơ sở y tế trong cả nước, từ đó góp phần bảo đảm công tác khám và chữa bệnh.
Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế, và những tài liệu liên quan đến luận văn thạc sĩ ngành Quản Lý Kinh Tế về Quản Lý Tài Sản Công Tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn ngành Quản Lý Kinh Tế chọn lọc, nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.
===>>> KHO 999 + Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế
MỞ ĐẦU Luận Văn Quản Lý Tài Sản Công Tại Bệnh Viện
1. Tính cấp thiết của đề tài
Về lý luận: Tài sản trong các bệnh viện công lập thường có giá trị lớn, quy mô nhiều nên quản lý rất phức tạp. Trong quá trình hoạt động, bệnh viện dựa vào thiết bị, dụng cụ và các tài sản khác để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cho bệnh nhân. Điều đó bao gồm không chỉ là thiết bị y tế được sử dụng trong chăm sóc trực tiếp, mà còn là máy tính và các tài sản khác mà các bệnh viện dựa vào để quản lý hồ sơ bệnh nhân, thanh toán y tế và các quá trình khác diễn ra trong hoạt động. Tài sản, trang thiết bị y tế của các bệnh viện là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Do đó, các tài sản luôn được bệnh viện chú trọng đầu tư.
Tuy nhiên, quản lý tài sản hiệu quả là yêu cầu đặt ra cho các bệnh viện để đảm bảo cung cấp dịch vụ hiệu quả và giảm thiết bị bị mất và bị đánh cắp. Bởi lẽ, quản lý tài sản tốt sẽ nâng cao chất lượng Khám chữa bệnh, giảm được kinh phí đầu tư, nâng cao tuổi thọ của thiết bị, hỗ trợ công tác chuyên môn, cho cán bộ y tế.
Đặc biệt, tài sản công tại các bệnh viện có nhiều đặc thù khác biệt so với tài sản công tại các đơn vị khác. Không chỉ khác bởi đây là những tài sản gắn liền với hoạt động khám chữa bệnh mà các khác bởi cơ chế quản lý các tài sản này. Điển hình là nguồn hình thành tài sản công tại các bệnh viện không chỉ gồm nguồn Ngân sách nhà nước cấp trực tiếp mà còn hình thành từ các nguồn khác có nguồn gốc từ Ngân sách nhà nước. Trong quá trình quản lý, sử dụng, các bệnh viện được thu một phần viện phí để bù đắp chi phí hình thành nên các tài sản này. Chính vì vậy, công tác quản lý tài sản công tại các bệnh viện cũng có nhiều đặc trưng nhất định.
Về thực tiễn: Có thể thấy, công tác quản lý tài sản của các bệnh viện công lập hiện nay còn rất nhiều hạn chế. Trước đó, Kiểm toán chuyên đề công tác đầu tư, mua sắm, quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế năm 2015, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện ra những sự lãng phí rất lớn trong việc mua sắm thiết bị khám chữa bệnh như một số đơn vị có thiết bị chưa hết thời gian tính hao mòn nhưng đã bị hỏng, không sử dụng được. Thậm chí nhiều Bệnh viện có nhiều thiết bị được đầu tư mới nhưng chưa đưa vào sử dụng hoặc mới đưa vào sử dụng đã hỏng gây lãng phí lớn.
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là bệnh viện tuyến đầu của Trung ương nên có quy mô lớn, trang thiết bị y tế tiên tiến và hiện đại do được Nhà nước chú trọng đầu tư. Tuy nhiên, do quy mô lớn nên công tác quản lý tài sản công của Bệnh viện tương đối phức tạp và khó khăn. Các năm qua, công tác quản lý tài sản của Viện đã gặp phải không ít tồn tại, hạn chế. Trong năm 2021, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là 1 trong 12 bệnh viện công lập bị Bộ Y tế yêu cầu phải rà soát, kiểm tra, đánh giá thực trạng việc tổ chức quản lý, đấu thầu mua sắm và khai thác sử dụng trang thiết bị y tế (thiết bị và hóa chất, vật tư tiêu hao y tế) tại đơn vị mình. Đồng thời, giải trình và làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan, kịp thời chấn chỉnh, xử lý sai phạm nếu có. Đặc biệt, hiện nay tài sản công gắn liền với quyền sử dụng đất của Bệnh viện ở cơ sở 1 đang khai thác hết công suất, không đáp ứng dủ nhu cấu sử dụng, trong khi dự án cơ sở 2 đã chậm tiến độ lên tới 3 năm.
Trước thực trạng hiện nay, Bệnh viện cần phải nhanh chóng tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn đồng thời đề xuất giải pháp tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư, sử dụng trang thiết bị y tế trong thời gian tới; và khẩn trương chấn chỉnh, có phương án khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý tài sản công của mình.
Xuất phát từ các lý do trên, tôi đã chọn đề tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế “Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quản lý tài sản công trong các bệnh viện công lập là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các bệnh viện nên đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, điển hình như:
Nguyễn Văn Điều (2015), Tăng cường quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. Ngoài việc sử dụng dư liệu thứ cấp, luận văn còn điều tra khảo sát Ban lãnh đạo, các trưởng phó các khoa, phòng, các cán bộ công nhân viên liên quan đến quản lý Tài sản công, các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được sử dụng Tài sản công của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
Hoàng Đình Sơn (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Bãi Cháy tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bãi Cháy, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu qua sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện Bãi Cháy trong thời gian tới. Tác giả kiến nghị định hướng tập trung đầu tư Trang thiết bị y tế để phát triển một số chuyên khoa mũi nhọn trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và khả năng phát triển của bệnh viện để phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng Trang thiết bị y tế, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh và các vùng phụ cận.
Trần Xuân Thắng (2016), Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk, Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk, luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ĐắkLắk trong thời gian tới.
Trương Thị Hồng Linh (2018), Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Kinh Tế, Trường Đại học Kinh tế Huế. Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản và các vấn đề liên quan đến quản lý Trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Đề tài cung cấp cho các nhà quản lý Bệnh viện các nội dung về cơ sở lý luận quản lý Trang thiết bị y tế, phân tích đánh giá đúng thực trạng về công tác quản lý Trang thiết bị y tế tại Bệnh viện trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân còn tồn đọng trong công tác quản lý Trang thiết bị y tế trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Trang thiết b y tế trong thời gian tới. Nhằm phản ánh rõ thực trạng công tác quản lý Trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị từ hoạt động đầu tư đến hoạt động thanh lý tài sản trong toàn bệnh viện, đồng thời xây dựng các giải pháp phù hợp trong quản lý Trang thiết bị y tế tại bệnh viện. Đề tài tiến hành điều tra khảo sát trực tiếp cán bộ quản lý tại Bệnh viện về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Cụ thể là 3 đối tượng chính: điều dưỡng, bác sỹ, kỹ thuật viên (KTV), là những người tham gia công tác quản lý trang thiết bị y tế trong cả bốn giai đoạn: đầu tư, mua sắm; sử dụng; sửa chữa, bảo dưỡng và khấu hao, thanh lý tại bệnh viện.
Hội thiết bị Y tế Việt Nam (2021), Báo cáo Hội thảo thường niên “Nâng cao năng lực quản lý trang thiết bị y tế, cập nhật thông tin khoa học- công nghệ, kỹ thuật thiết bị y tế”, Đà Nẵng. Trong nghiên cứu đánh giá của Hội, các tác giả đã đánh giá tình hình quản lý trang thiết bị y tế của ngành y tế hiện nay. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu tập trung vào việc ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học và công nghệ trong quản lý thiết bị y tế.
Như vậy, mặc dù có một số đề tài nghiên cứu về quản lý tài sản công trong các bệnh viện công lập nhưng nhìn chung chưa nhiều. Bên cạnh đó, các công trình này chủ yếu nghiên cứu tại các bệnh viện tuyến huyện hoặc tỉnh nên quy mô nhỏ, cơ chế quản lý tài chính có những khác biệt nhất định so với các bệnh viện tuyến đầu. HIện tại, cũng chưa có một trong công trình nghiên cứu nào về quản lý tài sản công tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Do vậy, công trình nghiên cứu của tác giả là hoàn toàn cần thiết và không trùng lắp với các công trình khác đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài sản công trong các bệnh viện, đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Nghiên cứu và tổng hợp một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về quản lý tài sản công tại các bệnh viện.
- Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, khai thác và sử dụng tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Phân tích ưu, nhược điểm, những khó khăn cũng như thuận lợi trong việc quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, tăng cường quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
- Lý luận và thực tiễn về quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (bao gồm quản lý quá trình đầu tư mua sắm, khai thác, sử dụng và sửa chữa, vận hành, bảo trì và khấu hao tài sản công).
- Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2017-2021, định hướng đến năm 2022.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Về thu thập thông tin, Luận văn sử dụng các thông tin thứ cấp từ các báo cáo tài chính, quy chế quản lý tài sản, quy chế chi tiêu nội bộ và các báo cáo khác của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, …Các thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi chú nguồn trích dẫn rõ ràng và được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
Dữ liệu thứ cấp bên trong của luận văn được thu thập tại bàn thông qua mạng internet, thu thập từ các cơ sở dữ liệu của Thư viện trường Học viện khoa học Xã hội và các trường đại học khác khối kinh tế, tại Thư viện Đại học quốc gia, trang thông tin của các cơ quan Nhà nước,…, bao gồm: các sách chuyên khảo, bài báo, bài nghiên cứu, các luận án, luận văn,… có liên quan tới đề tài, các báo cáo của các cơ quan Nhà nước,…
Phương pháp thu thập tài liệu khi thực hiện giúp tác giả không chỉ thu thập các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài mà còn đánh giá, phân tích thực trạng quản lý tài sản công của Bệnh viện Việt Đức.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, tài liệu
- Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng, luận văn, luận án,…). Tác giả tiến hành phân tích các nguồn tài liệu khác nhau và lựa chọn nguồn tài liệu có giá trị khoa học cao để xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn bao gồm các giáo trình của các trường đại học khối kinh tế, sách chuyên khảo liên quan tới đề tài.
- Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung): dựa trên đề cương chi tiết đã được xây dựng, tác giả tiến hành nghiên cứu các nội dung cụ thể, lựa chọn các nội dung phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết giúp tác giả chọn lọc các lý luận cần thiết để xây dựng cơ sở lý luận trong chương 1 của luận văn.
Phương pháp so sánh
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh thể hiện khối lượng, quy mô tăng (giảm) của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh thể hiện kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích các số liệu, dữ liệu liên quan nhằm đánh giá được tình hình quản lý tài sản công của Bệnh viện trong chương 2.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác quản lý tài sản công tại các bệnh viện công lập.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài sản công của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
Chỉ ra những hạn chế, tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản công của Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
7. Kết cấu của luận văn
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo sẽ có 3 nội dung chính thông qua 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài sản công tại các bệnh viện;
- Chương 2: Thực trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức;
- Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
Trên đây là đề tài Luận Văn ngành Ngành Quản Lý Kinh Tế: Luận Văn Quản Lý Tài Sản Công Tại Bệnh Viện. Để hoàn thiện bài Luận văn thạc sĩ ngành Ngành Quản Lý Kinh Tế về Luận Văn Quản Lý Tài Sản Công Tại Bệnh Viện được hoàn thiện hơn, thì các bạn tham khảo thêm nội dung dưới đây của bài viết bao gồm đề cương chi tiết của luận văn. Ngoài ra, các bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn đề tài, hoặc chưa làm được đề cương và bài luận văn thạc sĩ của mình. Thì có thể tham khảo bảng giá viết thuê luận văn thạc sĩ và quy trình làm luận văn thạc sĩ tại đây.
===>>> Dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Ngành Quản Lý Kinh Tế
MỞ ĐẦU Luận Văn Quản Lý Tài Sản Công Tại Bệnh Viện
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN
- 1.1 Cơ sở lý luận về quản lý tài sản công
- 1.2 Quản lý tài sản công tại bệnh viện
- 1.3 Nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm để quản lý tốt tài sản công tại một số bệnh viện, cơ sở y tế và bài học rút ra
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
- 2.1. Tổng quan về Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
- 2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
- 2.3. Đánh giá công tác quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
- 3.1 Định hướng phát triển và định hướng quản lý tài sản công tại Bệnh viện Việt Đức thời gian tới
- 3.2. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản công một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý tài sản công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
- 3.3 Một số kiến nghị
KẾT LUẬN
Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế, và những tài liệu liên quan đến luận văn thạc sĩ ngành Quản Lý Kinh Tế về Luận Văn Quản Lý Tài Sản Công Tại Bệnh Viện, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn ngành Quản Lý Kinh Tế chọn lọc, nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.
===>>> KHO 99 + Luận Văn Về Quản Lý Tài Sản