Luận Văn Quản Lý Việc Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Giảng Dạy

Tự kỷ và hội chứng tự kỷ
Rate this post

Sau đây là mẫu Luận văn thạc sĩ Ngành Quản lý giáo dục về Luận Văn Quản Lý Việc Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Giảng Dạy. Tài liệu này được Luận văn Panda sưu tầm từ nhiều nguồn luận văn thạc sĩ đạt điểm cao của các công trình học viên khóa trước. Hy vọng với nội dung bài viết Luận Văn Quản Lý Việc Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Giảng Dạy. Sẽ hỗ trợ cho các bạn học viên đang làm Luận văn thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục có thêm nguồn tài liệu tham khảo.

Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản Lý Giáo Dục, và những tài liệu liên quan đến luận văn thạc sĩ ngành Quản Lý Giáo Dục về Quản Lý Việc Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Giảng Dạy, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn ngành Quản Lý Giáo Dục chọn lọc, nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.

===>>> KHO 999 + Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục

MỞ ĐẦU Luận Văn Quản Lý Việc Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Giảng Dạy

1. Lý do chọn đề tài

Từ những năm cuối của thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, cục diện thế giới có nhiều thay đổi, cách mạng khoa học và công nghệ thế giới tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền sản xuất và đời sống xã hội. Sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác quản lý đang là một xu thế tất yếu của nhiều quốc gia trong thế kỷ 21- kỷ nguyên của thông tin và tri thức.

Đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII đã nhấn mạnh: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá” [17].

Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo nhiều xu hướng khác nhau, trong đó có xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục.

Theo tài liệu “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam” của Viện khoa học giáo dục Việt Nam (NIESAC) năm 2007 thì “ứng công nghệ thông tin là việc làm hết sức cần thiết ở Việt Nam nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu tổng thể về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Hiện nay có nhiều trường phổ thông ở Việt Nam đã được trang bị phòng máy nhưng mới sử dụng để dạy tin học như một môn học, còn việc sử dụng phòng máy cùng các phần mềm dạy học như một công cụ dạy học còn là vấn đề cần giải quyết. Các trường chưa có cơ sở khoa học lựa chọn phần mềm dạy học để dùng cho mình, ngay cả số lượng phần mềm dạy học cũng rất ít, không đáp ứng nhu cầu sử dụng. Thực tiễn này đòi hỏi cần nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học” [53].

Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường trung học phổ thông (THPT) có tác dụng nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần cải tiến phương pháp giảng dạy theo kịp xu thế của thời đại. Hiểu được vấn đề này, một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong những năm qua. Tuy nhiên, đến nay công tác quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy vẫn chưa đạt được hiệu quả cao ở hầu hết các trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ. Chính vì thế, tôi chọn nghiên cứu đề tài Luận văn thạc sĩ Ngành Quản lý giáo dục “Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ” với mong muốn góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

2. Mục đích nghiên cứu

Xác định được thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể

Công tác quản lý trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

  • Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ.
  • Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ.

4. Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ của các chủ thể quản lý có thể có nhiều ưu điểm như: các chủ thể quản lý đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin, đã xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đã tổ chức chỉ đạo việc soạn bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, đã tổ chức kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy… Nhờ vậy, việc tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng của học sinh được thuận lợi hơn, hiệu quả hơn việc giảng dạy không có ứng dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, công tác quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một số trường vẫn còn một số hạn chế ở những công việc như: việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên; việc tổ chức các hoạt động chuyên đề, thảo luận trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin; công tác quản lý phương tiện, thiết bị.

Có được những thành tựu trên là nhờ đội ngũ cán bộ quản lý quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, có biện pháp quản lý phù hợp, có đội ngũ  GIÁ VIÊN tích cực.

Những tồn tại hạn chế trên có thể do:

  • Nhận thức về những nội dung quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và sự tác động qua lại của những nội dung đó ở cán bộ quản lý của một số trường còn hạn chế.
  • Biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin ở một số trường còn thiếu tính khoa học.
  • Những khó khăn về đội ngũ GIÁ VIÊN (số lượng, chất lượng) và phương tiện hỗ trợ.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • Làm rõ cơ sở lý luận hoạt động quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học, quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
  • Khảo sát thực trạng hoạt động quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ và lý giải nguyên nhân của thực trạng.
  • Đề xuất một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý trường học ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Cơ sở phương pháp luận

Các quan điểm phương pháp luận được vận dụng ở đề tài này gồm:

6.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc

Quan điểm này được vận dụng trong nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Tiếp cận quan điểm hệ thống – cấu trúc, giúp người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin với quản lý các hoạt động khác ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ, cũng như xem xét công tác quản lý nhà trường là một hệ thống, trong đó công tác quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là một hệ thống con với các yếu tố hợp thành. Từ đó giúp tìm hiểu chính xác thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường trung học phổ thông.

6.1.2. Quan điểm lịch sử – logic

Quan điểm này giúp người nghiên cứu xác định phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày công trình nghiên cứu theo trình tự hợp logic.

6.1.3. Quan điểm thực tiễn

Quan điểm này đòi hỏi người nghiên cứu xác định rõ thực trạng công tác quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ, nhằm tìm kiếm những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà trường trung học phổ thông.

6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

  • Phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài như quản lý, quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
  • Phân loại và hệ thống hóa các lý thuyết có liên quan.

6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.2.1. Phương pháp điều tra viết

  • Mục đích điều tra: Thu thập số liệu, tư liệu về thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và các biện pháp quản lý ở trường trung học phổ thông nhằm chứng minh cho giả thuyết khoa học của đề tài.
  • Nội dung điều tra
  • Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ, những ưu điểm và hạn chế.
  • Nguyên nhân của thực trạng.
  • Mẫu nghiên cứu

Trong tổng số 24 trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 12 trường trung học phổ thông (trong đó có 08 trường công lập; 03 trường bán công, 01 trường dân lập). Ở mỗi trường, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 05 cán bộ quản lý, 25  GIÁ VIÊN, 30 HS.

  • Sử dụng hệ thống các câu hỏi và phiếu điều tra phục vụ cho đề tài.

6.2.2.2. Phương pháp quan sát

Phương pháp này được sử dụng để quan sát những hoạt động quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.

6.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn

  • Đối tượng phỏng vấn là hiệu trưởng (HT), phó hiệu trưởng (PHT), tổ trưởng (TT) và các GIÁ VIÊN có kinh nghiệm.
  • Nội dung phỏng vấn là thực trạng và các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy tại trường trung học phổ thông ở Cần Thơ.

6.2.3. Phương pháp toán thống kê

Phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu điều tra. Các phép toán thống kê được sử dụng trong đề tài là trung bình, tỉ lệ phần trăm và một số phép kiểm nghiệm thống kê thông dụng của phần mềm SPSS.

MỞ ĐẦU Luận Văn Quản Lý Việc Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Vào Giảng Dạy

  • 1.Lý do chọn đề tài
  • 2.Mục đích nghiên cứu
  • 3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
  • 3.1. Khách thể
  • 3.2. Đối tượng nghiên cứu
  • 4.Giả thuyết khoa học
  • 5.Nhiệm vụ nghiên cứu
  • 6.Phương pháp nghiên cứu
  • 6.1. Cơ sở phương pháp luận
  • 6.1.1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc
  • 6.1.2. Quan điểm lịch sử – logic
  • 6.1.3. Quan điểm thực tiễn
  • 6.2. Phương pháp nghiên cứu
  • 6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
  • 6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn     
  • 6.2.3. Phương pháp toán thống kê

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

  • 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
  • 1.2. Một số khái niệm cơ bản
  • 1.2.1. Khái niệm quản lý        
  • 1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục
  • 1.2.3. Quản lý dạy học 
  • 1.3. Một số lý luận liên quan đến công tác quản lý trường trung học phổ thông của Hiệu Trưởng       
  • 1.3.1. Nhà trường trung học phổ thông và nội dung quản lý của Hiệu trưởng    
  • 1.3.1.1. Vị trí, mục tiêu đào tạo của trường trung học phổ thông    
  • 1.3.1.2. Đặc điểm của trường trung học phổ thông       
  • 1.3.1.3. Nội dung quản lý của Hiệu trưởng
  • 1.3.2. Chức năng quản lý nhà trường của người Hiệu Trưởng
  • 1.3.2.1. Lập kế hoạch hoạt động
  • 1.3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch
  • 1.3.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
  • 1.3.2.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
  • 1.4. Một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
  • 1.4.1. Khái niệm công nghệ thông tin
  • 1.4.2 Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
  • 1.4.3. Công tác quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
  • 1.4.3.1 Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
  • 1.4.3.2 Tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
  • 1.4.3.3 Kiểm tra đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

  • 2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu
  • 2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý hành chánh, tình hình dân số thành phố Cần Thơ
  • 2.1.2. Khái quát về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất của các trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ
  • 2.1.2.1 Đội ngũ giáo viên       
  • 2.1.2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý
  • 2.1.2.3. Về cơ sở vật chất thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động giảng dạy     
  • 2.2. Mô tả công cụ dùng để khảo sát thực trạng
  • 2.2.1. Cơ sở tâm lý học 
  • 2.2.2. Cơ sở lý luận dạy học   
  • 2.2.3. Cơ sở khoa học quản lý
  • 2.3. Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy ở một số trường Trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ    
  • 2.3.1.Cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ
  • 2.3.2. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông thành phố Cần Thơ
  • 2.3.2..1.Thực trạng phương tiện kỹ thuật phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở các trường trung học phổ thông thành phố Cần Thơ    
  • 2.3.3. Thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ xét theo các chức năng quản lý
  • 2.3.3.1. Công tác xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của HT ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ   
  • 2.3.3.2. Công tác tổ chức chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của HT ở một số trường trung học phổ thông 
  • 2.3.3.3. Công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ
  • 2.3.4. Hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy theo sự đánh giá của học sinh
  • 2.3.5. Nhận xét chung về thực trạng
  • 2.4. Một số biện pháp quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở các trường trung học phổ thông thành phố Cần Thơ
  • 2.4.1. Cơ sở xác lập biện pháp
  • 2.4.1.1. Cơ sở pháp lý
  • 2.4.1.2. Cơ sở lý luận công tác quản lý hoạt động giảng dạy của Hiệu Trưởng    trường Trung học phổ thông
  • 2.4.1.3. Cơ sở thực tiễn: thực trạng quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ
  • 2.4.2. Một số biện pháp cụ thể        
  • 2.4.2.1. Nhóm biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
  • 2.4.2.2. Nhóm biện pháp 2: Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
  • 2.4.2.3. Nhóm biện pháp 3: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
  • 2.4.2.4. Nhóm biện pháp 4: Tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên
  • 2.4.2.5. Nhóm biện pháp 5: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy         
  • 2.4.2.6. Nhóm biện pháp 6: Tăng cường các hoạt động thi đua khen thưởng kích thích việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy

KẾT LUẬN

Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản Lý Giáo Dục, và những tài liệu liên quan đến luận văn thạc sĩ ngành Quản Lý Giáo Dục về quản lý giáo dục về giảng dạy, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn ngành Quản Lý Giáo Dục chọn lọc, nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.

===>>>  KHO 99 + Luận văn quản lý giáo dục về giảng dạy

DOWNLOAD FILE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0932091562