Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa Cơ Sở Trên Địa Bàn Quận Hoàn Kiếm, Thành Phố Hà Nội. Trong quá trình đổi mới của đất nước, thành phố Hà Nội, Quận Thanh Xuân là quận đang phát triển với các lợi thế, tiềm năng kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội,… vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là cơ sở phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, thức dậy tiềm năng và đẩy nhanh tiến trình Công Nghiệp Hóa -Hiện Đại Hóa ở quận. Do đó phải tìm ra hướng đi phù hợp để xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ và hữu hiệu để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý văn hóa, và những tài liệu liên quan đến luận văn đời sống văn hóa, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn chọn lọc nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.
MỞ ĐẦU Luận Văn Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa Địa Bàn Quận Hoàn Kiếm
1. Lý do chọn đề tài
Đời sống văn hóa là một bộ phận quan trọng của đời sống xã hội. Đời sống văn hóa của một dân tộc, một cộng đồng phản ánh trình độ phát triển của dân tộc, của cộng đồng đó trong tiến trình lịch sử xã hội. Phát triển đời sống văn hóa là yêu cầu khách quan, bởi không những đáp ứng nhu cầu tinh thần, mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Xây dựng, phát triển đời sống văn hóa, phát huy vai trò văn hóa – nguồn lực “vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội” [1, tr.55], là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Ngay từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Đảng ta đã khẳng định đây là một nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng văn hóa… cần phải đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đến Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, quan điểm đó được nhấn mạnh: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” [21, tr.3]. Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu để hiện thực hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Công tác văn hóa cơ sở là một bộ phận của công tác văn hóa nói chung mà trọng tâm của nó là xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Công tác xây dựng đời sống văn hóa là tổng hợp những hoạt động của các cơ quan làm công tác văn hóa và sự phối hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng nhằm tuyên truyền, giáo dục, xây dựng đạo đức, tinh thần, lối sống chuẩn mực cho con người và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ sáng tạo văn hóa tinh thần của nhân dân, xây dựng nếp sống lành mạnh, tiến bộ trên từng địa bàn dân cư. Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, đã thu được những thành tựu khả quan, góp phần tích cực vào việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Triển khai các Nghị quyết của Đảng, cùng với cả nước, nhiều địa phương đã và đang xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa, làm cho công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ngày thêm khởi sắc.
Quá trình tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở quận Thanh Xuân trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa sâu sắc đối với việc phát triển đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương. Tuy nhiên, những biểu hiện của các giá trị văn hóa – đạo đức – lối sống – quan hệ giữa con người với con người trong xã hội bị xuống cấp, xói mòn, các nguy cơ bị xâm lăng văn hóa, lai căng văn hóa và mất bản sắc văn hóa dân tộc trong nền kinh tế thị trường, và hội nhập quốc tế… cũng nảy sinh những mâu thuẫn, những yếu kém cần khắc phục. Trong bối cảnh trên, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở có một vai trò hết sức quan trọng, quyết định trong việc tạo dựng những con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Vì thế, nghiên cứu hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở quận Thanh Xuân góp phần nhận diện rõ nét hơn mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế nói chung, đặc biệt vai trò của công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đối với việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, giúp cho Đảng bộ và chính quyền các cấp ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội quan tâm hơn đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả của việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững ở quận Thanh Xuân.
Hiện nay lý luận về đời sống văn hóa cơ sở cần tiếp tục được nghiên cứu, việc thực hiện luận văn đáp ứng yêu cầu này, góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi về lý luận và thực tiễn trên đây, học viên chọn đề tài “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa.
2. Tình hình nghiên cứu
Xây dựng đời sống văn hóa là một trong những vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong những năm gần đây khi đất nước đang trong quá trình hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa. Thời gian qua, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo tổng kết của các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa và các học giả lớn về vấn đề này. Có thể khái quát về phương diện lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài sau:
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận chung về văn hóa
Trên nền tảng nghiên cứu xây dựng văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới với những vấn đề mới bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập tác giả Hoàng Vinh trong cuốn sách Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta hiện nay, (1999), đã nhấn mạnh vai trò của việc tổ chức xã hội đời sống văn hóa cơ sở của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đưa văn hóa thâm nhập vào đời sống hàng ngày của người dân. Đây là tài liệu được xem như cẩm nang của những người hoạt động thực tiễn về văn hóa. Các hoạt động văn hóa được triển khai thực hiện trên một nền tảng lý luận mang tính logic, căn bản. Tuy còn nhiều điểm các nhà khoa học vẫn còn bàn thêm xung quanh các vấn đề mang tính lý luận như đời sống văn hóa, văn hóa cơ sở, hoạt động văn hóa, nhưng cho đến nay, đây vẫn xem như một trong số tài liệu đặt nền móng lý luận cho vấn đề văn hóa cơ sở nói chung, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nói riêng [55].
Trong cuốn Lý luận và đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng do tác giả Trần Văn Bính, (2000), tác giả đã đi sâu nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và khẳng định được vai trò quan trọng của văn hóa đối với đời sống tinh thần của xã hội. Qua tìm hiểu thực trạng văn hóa, văn nghệ hiện nay, tác giả đã tìm ra những biện pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH TƯ Đảng (khóa 8) đã đề ra [7].
Cuốn Mấy vấn đề văn hóa Việt Nam hiện nay – thực tiễn và lý luận của tác giả Đinh Xuân Dũng xuất bản năm 2015. Cuốn sách đề cập thực trạng và công tác lý luận văn hóa Việt Nam, nêu lên mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần với sự phát triển bền vững trong xã hội hiện đại; đưa ra một số giải pháp trong công tác vận động, thuyết phục của công tác tư tưởng đối với văn nghệ sĩ, trí thức. Đặc biệt, tác giả bước đầu đã phác thảo được những định hướng và nội dung cơ bản trong quá trình triển khai xây dựng hệ thống lý luận văn hóa – nghệ thuật ở Việt Nam; đề xuất các giải pháp ở tầm vĩ mô để phát triển văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh của dân tộc [18].
Thành tựu xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam 25 năm đổi mới (1986-2010), tác giả Phạm Duy Đức (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội: Cuốn sách này là tập hợp các bài viết của các chuyên gia văn hóa đánh giá thực trạng văn hóa Việt Nam qua 25 năm đổi mới, chỉ ra những thành tựu đạt được và những yếu kém, hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam trong những năm tiếp theo [27].
Bên cạnh đó còn có một số cuốn như: Bộ Văn hóa Thông tin (2004), Điển hình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Văn Đức Thanh (2004), Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đỗ Huy (2005), Văn hóa và phát triiển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Tác giả Nguyễn Hữu Thức có một số công trình như: Một số kinh nghiệm quản lý và hoạt động tư tưởng văn hóa (2007), Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội. Về cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (2009), Nxb Từ điển Bách khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội.
Ngoài các công trình nghiên cứu, tổng kết về phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tiêu biểu kể trên, còn phải kể đến một số công trình mang tính giới thiệu, phổ biến, tuyên truyền về phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Những cuốn sách này nhằm định hướng, làm rõ đồng thời giúp giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của các địa phương, của nhân dân về phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Tiêu biểu cho nhóm này có thể kể đến: Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa Trung ương (2001) đã biên soạn “Hỏi và đáp về phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam biên soạn cuốn “Hỏi, đáp pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn” (năm 2016) nhằm thực hiện tốt nội dung phối hợp về đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch giai đoạn 2015 – 2020 đồng thời tuyên truyền các văn bản về công tác xây dựng và thực hiện đời sống văn hóa nông thôn. Cuốn sách được trình bày dưới dạng hỏi đáp nhằm cung cấp những nội dung cơ bản như: thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, việc tổ chức lễ hội; xây dựng và thực hiện hương ước; xây dựng gia đình văn hóa, làng, thôn, ấp, bản văn hóa; xây dựng xã hội đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về đời sống văn hóa cơ sở
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản Lý Văn hóa của Lương Thị Nga với tên Quản lý hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay, bảo vệ năm 2009 tại trường Đại học Văn hóa, Hà Nội. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Qua khảo sát thực trạng, tác giả đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác quản lý hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong những năm qua. Luận văn bước đầu đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay [37].
Luận văn thạc sĩ Quản lý Văn hóa, trường Đại học Văn hóa Hà Nội với đề tài “Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” của Đặng Xuân Minh (2011), Luận văn đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề chung về quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa và quản lý văn hóa đối với hoạt động cấp xã/phường/thị trấn. Luận văn đã đánh giá được những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa ở phường Xuân La trong những năm qua, tìm nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn phường Xuân La trong những năm tới [36].
Nguyễn Phương Thủy với luận văn Thạc sĩ Quản Lý Văn Hóa Đảng bộ huyện Thanh Oai (Hà Nội), lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở từ năm 2001 đến năm 2010 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, bảo vệ năm 2014. Tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng đời sống văn hóa và làm rõ chủ trương của Đảng bộ huyện Thanh Oai trong lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của huyện Thanh Oai, luận văn đã rút ra một số bài học kinh nghiệm và giải pháp đối với việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của huyện Thanh Oai giai đoạn hiện nay [42].
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa của Nguyễn Thị Thu với tên “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”, tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (2016). Luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng đưa ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân tập trung giải quyết trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc. Tác giả đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn phường Thanh Xuân Bắc thời gian tới [41].
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh của Trần Thị Thu Huyền, bảo vệ năm 2016 tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Tác giả đã đưa ra những hạn chế, mặt yếu kém còn tồn tại của phường Hùng Thắng. Nội dung của đề tài đã phân tích làm rõ những mặt được và chưa được của công tác quản lý hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn phường Hùng Thắng. Luận văn đưa ra những giải pháp, định hướng cho hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn phường [34].
Ngoài ra còn một số luận văn như: Tôn Thất Hiệp, “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng” (2007), Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Nguyễn Trọng Vinh, “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình” (2016), Luận văn thạc sĩ quản lý văn hóa trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Lê Bích Thủy, “Quản lý nhà nước về văn hóa ở quận Thanh Xuân, Hà Nội” (2017), Luận văn thạc sĩ trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Năm 2004.
Mặc dù những nghiên cứu trên gắn với từng hoàn cảnh cụ thể, trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nhưng những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước đều là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc xây dựng đời sống văn hóa.
Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nhiều địa phương khác nhau trên cả nước đã bổ sung về mặt lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong công tác xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, nhưng vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở quận Thanh Xuân thì chưa có công trình nào đề cập tới. Chính vì vậy, với mục đích góp phần đưa ra giải pháp, nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nói chung và phát huy thế mạnh tiềm năng về kinh tế – văn hóa của quận Thanh Xuân nói riêng đã hướng tôi tới đề tài này.
Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý văn hóa, và những tài liệu liên quan đến luận văn, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn chọn lọc nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.
====>>> KHO 999 + Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Quản lý văn hóa
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu khảo sát thực trạng công tác xây dựng đời sống văn hóa ở quận Thanh Xuân, đánh giá đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở quận Thanh Xuân trong thời kỳ mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên đây, luận văn có nhiệm vụ:
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu lý luận và thực tiễn về hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng của công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội và công tác quản lý quá trình này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tập trung vào các phường trên địa bàn Quận Thanh Xuân. Về thời gian: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong phạm vi 2016 đến 2021. Bởi đây là giai đoạn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015 – 2021. Vì vậy, kết quả nghiên cứu sẽ được đánh giá một cách khái quát, toàn diện hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng để nghiên cứu mối quan hệ giữa đời sống văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng đời sống văn hóa tạo môi trường phát triển con người và xã hội; quan điểm của Đảng về xây dựng phát triển văn hóa, phát huy vai trò văn hóa vừa là mục tiêu, động lực của phát triển con người và xã hội.
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau:
- Phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập được từ sách, báo, các văn bản pháp lý liên quan đến đề tài, tác giả hệ thống, chọn lọc, tổng hợp và phân tích đưa vào luận văn.
- Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu: Giúp tác giả thu thập tư liệu, khai thác thông tin, sử dụng phiếu hỏi từ những người dân trên địa bàn quận Thanh Xuân, những cán bộ làm công tác văn hóa… để tìm hiểu thực trạng các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và công tác quản lý hoạt động này trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành: quản lý văn hóa, văn hóa học, xã hội học…
6. Những đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về đời sống văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Phân tích đánh giá thực trạng công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý hoạt động này trong thời gian tới.
Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao, làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, ở cấp quận/huyện trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn có 3 chương:
- Chương 1: Khái quát về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và tổng quan về quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Chương 2: Thực trạng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
MỞ ĐẦU Luận Văn Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa Địa Bàn Quận Hoàn Kiếm
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ VÀ TỔNG QUAN VỀ QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- 1.1. Một số vấn đề chung về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
- 1.1.1 Các khái niệm liên quan
- 1.1.2. Nội dung công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
- 1.1.3. Cơ sở pháp lý xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
- 1.1.4. Vai trò của công tác xây dựng đời sống văn hóa
- 1.2. Tổng quan về quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- 1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
- 1.2.2. Điều kiện phát triển kinh tế
- 1.2.3.Các điều kiện văn hóa – xã hội
- Tiểu kết
Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- 2.1. Các chủ thể liên quan đến xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
- 2.1.1. Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội
- 2.1.2. Phòng Văn hóa và Thông tin quận Hoàn Kiếm
- 2.1.3. Ban Văn hóa Thông tin các Phường
- 2.2. Ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quản lý
- 2.3. Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
- 2.3.1. Xây dựng gia đình văn hóa
- 2.3.2. Xây dựng tổ dân phố văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
- 2.3.3. Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị
- 2.3.4. Xây dựng môi trường văn hóa, cảnh quan sạch đẹp
- 2.3.5 Xây dựng văn hóa trong chính trị
- 2.3.6. Xây dựng thiết chế văn hóa và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao
- 2.3.7. Công tác thông tin, tuyên truyền cổ động
- 2.4. Đánh giá chung
- 2.4.1. Ưu điểm
- 2.4.2. Hạn chế
- 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
- Tiểu kết
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- 3.1. Phương hướng, quan điểm và mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
- 3.1.1. Phương hướng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
- 3.1.2. Quan điểm và mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
- 3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
- 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
- 3.2.2. Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
- 3.2.3. Đổi mới và nâng cao công tác Quản lý nhà nước đối với công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
- 3.2.4. Đầu tư các nguồn lực, xã hội hóa các hoạt động về văn hóa ở cơ sở
- Tiểu kết
KẾT LUẬN
Trên đây là luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục đề tài về Luận Văn Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa Địa Bàn Quận Hoàn Kiếm. Do thời gian không có nhiều cho nên Luận văn Panda chỉ có thể chia sẻ đến các bạn học viên được lời mở đầu, và đề cương chi tiết, nếu như các bạn có nhu cầu tham khảo và hoàn thiện bài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục này thì liên hệ trực tiếp với Luận văn Panda nhé.
Ngoài ra, để hỗ trợ và giúp đỡ cho các bạn học viên đang làm bài luận văn thạc sĩ ngành Luật Học được tốt hơn, Luận văn Panda có hỗ trợ các bạn bảng giá viết thuê luận văn thạc sĩ, và quy trình làm việc của Luận văn Panda các bạn có nhu cầu tham khảo thì truy cập tại đây nhé.