Thực trạng pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam

Luận Văn Thạc Sĩ Về Luật
Rate this post

Thực trạng pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay là gì? Tài liệu này được Luận văn Panda sưu tầm từ nhiều nguồn luận văn thạc sĩ đạt điểm cao của các công trình học viên khóa trước. Hy vọng với nội dung bài viết Thực trạng pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam. Sẽ hỗ trợ cho các bạn học viên đang làm Luận văn thạc sĩ ngành Luật có thêm nguồn tài liệu tham khảo.

Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật, và những tài liệu liên quan đến luận văn thạc sĩ ngành Luật về Thực trạng pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn ngành Luật chọn lọc, nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.

===>>> KHO 999 + Luận Văn Thạc Sĩ Ngành Luật

Thực trạng pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay là gì? Thông qua thực trạng về tạo, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn Giá trị gia tăng ở Việt Nam qua một số năm gần đây để thấy rõ những tác động tích cực và tiêu cực của việc đưa các quy định về pháp luật về hóa đơn Giá trị gia tăng vào thực tiễn.

1. Thực trạng về tạo hóa đơn giá trị gia tăng

Tạo hóa đơn Giá trị gia tăng là hoạt động làm ra hóa đơn để sử dụng nó cho mục đích bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức kinh doanh, gồm: tự in từ máy móc, thiết bị của doanh nghiệp hay đặt các tổ chức đủ điều kiện in hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử. Pháp luật về tạo hóa đơn Giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện đang từng bước thay đổi và hoàn thiện để phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế và quản lý nhà nước.

Thực trạng pháp luật về tạo hóa đơn Giá trị gia tăng ở Việt Nam có nhiều điểm đáng ghi nhận. Trước khi Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ra đời, tất cả các loại hóa đơn Giá trị gia tăng xuất hiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều do nhà nước độc quyền in, phát hành sau đó bán cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng hóa đơn Giá trị gia tăng. Theo đó, doanh nghiệp không được chủ động trong việc tạo hóa đơn. Sau khi Nghị định số 89/2002/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, nhà nước đã bước đầu trao quyền cho một số tổ chức có đủ điều kiện được in, phát hành hóa đơn Giá trị gia tăng. Tuy nhiên, số lượng đối tượng đủ điều kiện in, phát hành hóa đơn Giá trị gia tăng không nhiều và nhà nước vẫn đóng vài trò chủ yếu trong hoạt động in hóa đơn.

Quy định này mang đến những tác động trái chiều khi thực hiện. Đối tượng đủ điều kiện in hóa đơn Giá trị gia tăng không nhiều, nhà nước dễ quản lý. Nhưng, đồng thời cũng khiến việc sử dụng hóa đơn Giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của tổ chức kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chỉ đến khi Nghị định số 51/2010/NĐ- CP được ban hành và chính thức có hiệu lực cùng với những sửa đổi nhiều quy định của luật Doanh nghiệp thì việc tạo hóa đơn có những đột phá. Đối tượng được tạo, phát hành hóa đơn Giá trị gia tăng cũng vì thế mà tăng đột biến.

Điều này, một mặt tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp trong tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhưng đồng thời gây áp lực cho cơ quan quản lý thuế trong việc kiểm soát hoạt động tạo hóa đơn nói chung và hóa đơn Giá trị gia tăng nói riêng của tổ chức. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong việc tạo hóa đơn Giá trị gia tăng mới xuất hiện như: in (làm) hóa đơn giả, hóa đơn bất hợp pháp, mua bán hóa đơn giữa các doanh nghiệp… đặt pháp luật hóa đơn Giá trị gia tăng trước những vấn đề pháp lý mới về tính bảo mật của hóa đơn Giá trị gia tăng, về hiện tượng các doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh mang theo số lượng lớn hóa đơn Giá trị gia tăng… Cùng với quy định về thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng khiến cho hành vi gian lận thuế thông qua sử dụng hóa đơn Giá trị gia tăng ngày càng nở rộ, diễn biến theo chiều hướng phức tạp và khó kiểm soát do khối lượng hóa đơn quá lớn.

Để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật hóa đơn Giá trị gia tăng và tạo môi trường pháp lý lành mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và thông tư hướng dẫn với nhiều thay đổi về đối tượng tự in và đặt in hóa đơn. Theo đó, chỉ doanh nghiệp đủ điều kiện mới được in hóa đơn. Doanh nghiệp muốn tự in, đặt in phải có văn bản đề nghị và được cơ quan thuế chấp thuận. Đồng thời, bổ sung quy định giám sát, quản lý đối với doanh nghiệp vi phạm và có rủi ro.

Thực trạng về tạo hóa đơn Giá trị gia tăng có thể đánh giá sơ bộ qua “Báo cáo quản lý ấn chỉ của Cục thuế thành phố Hà Nội” qua các năm từ 2011 đến 2013 có thể thấy [10, 11, 12]:

Qua các năm cho thấy rõ sự chuyển dịch của hoạt động tạo hóa đơn. Lượng hóa đơn in và đặt in tăng lên đáng kể từ năm 2011 đến 2013. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in chỉ bán cho các tổ chức, cá nhân chỉ có hoạt động mua hàng hóa mà không có hoạt động kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô sản xuất, kinh doanh lớn sử dụng lượng hóa đơn nhiều đều đồng tình với việc làm này của Bộ Tài chính. Với các doanh nghiệp siêu nhỏ, các doanh nghiệp trên địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn nhu cầu sử dụng hóa đơn không nhiều thì việc in, đặt in hóa đơn lại khiến cho doanh nghiệp tốn thêm một khoản chi phí. Hơn nữa, do chi phí in, đặt in lớn nên mỗi lần in doanh nghiệp phải in nhiều quyển để dùng cho hai năm nên vướng vào nỗi lo bảo quản hóa đơn vì nếu làm mất sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm (2008 – 2012) thực hiện Quy chế phối hợp đấu tranh phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế, ngành Thuế và công an ở hai thành phố lớn là: Hà Nội và Hồ Chí Minh đã chỉ ra một thực trạng gây khó khăn cho cả cơ quan thuế và cơ quan điều tra. Đó là, ngày một gia tăng các doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, mang theo hóa đơn… Trong đó, tội phạm mua bán trái phép hóa đơn Giá trị gia tăng đang diễn ra hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn mà nguyên nhân chính xuất phát từ việc doanh nghiệp được phép tự in hóa đơn Giá trị gia tăng và việc đăng ký thành lập doanh nghiệp dễ dàng.

Những tình huống như in sai, in hỏng, in thừa trong quá trình tạo hóa đơn không tránh khỏi. Tuy nhiên, lợi dụng việc này để doanh nghiệp trục lợi không phải không có song cơ quan quản lý khó phát hiện trên thực tế.

Trên đây là đề tài Luận Văn ngành Luật: Luận Văn Pháp Luật Về Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Ở Việt Nam. Để hoàn thiện bài Luận văn thạc sĩ ngành Luật về Luận Văn Pháp Luật Về Thực trạng pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam được hoàn thiện hơn, thì các bạn tham khảo thêm nội dung dưới đây của bài viết của luận văn. Ngoài ra, các bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn đề tài, hoặc chưa làm được đề cương và bài luận văn thạc sĩ của mình. Thì có thể tham khảo bảng giá viết thuê luận văn thạc sĩ và quy trình làm luận văn thạc sĩ tại đây.

===>>> Viết thuê luận văn thạc sĩ ngành Luật giá rẻ

2. Thực trạng về phát hành hóa đơn giá trị gia tăng

Các quy định về phát hành hóa đơn ra đời nhằm kiểm soát việc đưa hóa đơn vào sử dụng sau khi doanh nghiệp tạo hóa đơn. Theo quy định Thông tư số 39/2014/TT-BTC, sau khi tạo hóa đơn các doanh nghiệp phải ra thông báo phát hành hóa đơn gửi tới cơ quan thuế đồng thời niêm yết tại trụ sở hoặc nơi diễn ra hoạt động mua bán trong suốt quá trình bán hàng hóa, dịch vụ. Trên thông báo phải có đầy đủ các nội dung của hóa đơn mẫu, ngày bắt đầu sử dụng, ngày lập tờ thông báo và chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Thực trạng việc thông báo phát hành hóa đơn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổng hợp qua các năm 2011, 2012 và 2013 đã thực hiện theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC và Thông tư số 64/2013/TT-BTC được cụ thể hóa tại bảng sau [10, 11, 12]:

Giai đoạn 2011 – 2013, căn cứ tổng số các doanh nghiệp phải phát hành thông báo có thể thấy số lượng các doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn không ngừng tăng nhanh qua các năm. Lý giải điều này là do sự ra đời của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và những thay đổi về quy định trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Các con số về tỷ lệ cũng cho biết: về cơ bản các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện các quy định pháp luật có liên quan tới việc thông báo phát hành hóa đơn theo quy định pháp luật nghiêm túc với tỷ lệ tương đối cao (trên 95%).

Tuy nhiên, những số liệu Cục thuế thành phố Hà Nội tổng hợp được là những con số mang tính tương đối. Bởi lẽ, trên thực tế xuất hiện không ít hành vi vi phạm về thông báo phát hành hóa đơn Giá trị gia tăng: Doanh nghiệp đưa hóa đơn Giá trị gia tăng vào sử dụng nhưng cố tình không thông báo phát hành hóa đơn và không gửi thông báo phát hành tới cơ quan thuế cũng gây ra nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chính xác số lượng doanh nghiệp đã ra thông báo phát hành hóa đơn. Bên cạnh đó, còn xuất hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện thông báo phát hành hóa đơn của doanh nghiệp như: các doanh nghiệp đã ra thông báo phát hành hóa đơn và gửi tới cơ quan thuế song tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp không có dán thông báo; hoặc doanh nghiệp cố tình sử dụng hóa đơn giả, vẫn dán công khai thông báo phát hành hóa đơn thì người mua hàng hóa, dịch vụ không có cơ sở để phát hiện ngay hành vi vi phạm…

Đối với những hành vi vi phạm các quy định về thông báo phát hành hóa đơn Giá trị gia tăng đã được Cục thuế thành phố Hà Nội phát hiện và xử phạt theo quy định của pháp luật về lĩnh vực hóa đơn.

3. Thực trạng sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng

Thực trạng sử dụng hóa đơn Giá trị gia tăng là tấm gương phản chiếu rõ rệt việc thực hiện các quy định pháp luật có liên quan tới hóa đơn Giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay.

Vì vai trò, chức năng đặc biệt quan trọng của hóa đơn Giá trị gia tăng đối với Nhà nước và cả người bán, người mua mà việc sử dụng hóa đơn Giá trị gia tăng trong những năm gần đây, bên cạnh những kết quả đạt được còn xuất hiện nhiều hành vi vi phạm khiến câu chuyện về sử dụng hóa đơn nói chung và hóa đơn Giá trị gia tăng nói riêng trở thành vấn đề mang tính sống còn đối với việc thu ngân sách nhà nước. Các hành vi vi phạm diễn ra mạnh và có chiều hướng ngày càng phức tạp nhưng đều có chung một mục đích trốn thuế hoặc lợi dụng chính sách khấu trừ, hoàn thuế để rút tiền từ ngân sách nhà nước. Hậu quả đã khiến cho ngân sách nhà nước hàng năm thất thoát số tiền thuế rất lớn. Điều này không đơn thuần chỉ là thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng tới nền tài chính, tiền tệ của một quốc gia.

Các quy định pháp luật về hóa đơn Giá trị gia tăng có nhiều thay đổi nhưng đối tượng sử dụng hóa đơn Giá trị gia tăng tăng dần qua các năm. Có thể quan sát sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thông qua báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2013 qua bảng số liệu 2.2 sau [10, 11, 12]:

Ngoài ra, để hỗ trợ thêm cho nhiều bạn học viên đang tìm kiếm tài liệu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật, và những tài liệu liên quan đến luận văn thạc sĩ ngành Luật về Thực trạng pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, Luận văn Panda có chia sẻ nhiều tài liệu luận văn ngành luật chọn lọc, nhằm hỗ trợ các bạn học viên đang làm luận văn được tốt hơn. Các bạn có thể tham khảo nhiều bài luận văn tại đây.

===>>> KHO 99 + Luận Văn Thạc Sĩ Về Thuế

DOWNLOAD FILE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0932091562