Sau đây là nội dung đề tài Tiểu Luận Công Chứng Hôn Nhân Và Gia Đình được tham khảo của một bạn sinh viên đạt 9 điểm nếu các bạn đang tìm hiểu thêm về tiểu luận công chứng hôn nhân và gia đình thì đây sẽ là một bài mẫu rất có ích cho các bạn tham khảo để biết thêm chi tiết đầy đủ các bạn có thể nhắn qua zalo 0932.091.562
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN II: NỘI DUNG
- Một số vấn đề lý luận về pháp luật thừa kế
1.1. Người để lại di sản
1.2. Nội dung quy định của pháp luật về người người thừa kế
1.3. Thừa kế thế vị
- Giải quyết tình huống.
- Thực trạng những quy định của pháp luật
3.1. Những mặt đạt được
3.2. Những tồn tại, hạn chế và một số ví dụ cụ thể
- Kiến nghị hoàn thiện
PHẦN III: KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I: Lời Mở Đầu Tiểu Luận Công Chứng Hôn Nhân Và Gia Đình
Thừa kế là một chế định vô cùng phức tạp trong pháp luật dân sự nhưng các văn bản liên quan đến lĩnh vực thừa kế lại chiếm một vị trí rất lớn trong việc làm của công chứng viên. Hơn nữa vai trò của công chứng viên đối với chế định thừa kế đã, đang hoàn thiện và ngày càng khẳng định hơn. Nói một cách cụ thể hơn, trong khi hoạt động ở lĩnh vực xã hội đang còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều về vai trò của hoạt động công chứng nói chung hay công chứng viên nói riêng thì trong chế định thừa kế, vị trí của công chứng viên đã được khẳng định một cách chắc chắn.
Di sản thừa kế là tài sản mà người chết để lại bao gồm tài sản riêng, phần tài sản của người chết trong tài sản chung của người khác. Mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật về quyền được hưởng di sản thừa kế. Theo giáo trình luật công chứng, một người chết đi con cháu sẽ phải lo việc ma chay theo phong tục, tập quán truyền thống. Nhằm bảo quản, quản lý khai thác tài sản, phải có người quản lý di sản của người chết để lại xuất phát từ nhu cầu thực tế. Đây là loại việc mà pháp luật quy định không bắt buộc phải công chứng mà theo yêu cầu của những người thừa kế trong giai đoạn chưa nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Thực hiện chương trình đào tạo nghề công chứng đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành và hiện đang áp dụng cho lớp đào tạo nghề công chứng khóa 24.2 (A). Học viên xin trình bày những hiểu biết của mình liên quan đến đề thi: “Có ý kiến cho rằng khi phân chia di sản, trong trường hợp có người thừa kế mất tích, để đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế còn lại, nên áp dụng tương tự đối với trường hợp người thừa kế đã thành thai nhưng chưa sinh ra, được quy định tại khoản 1 điều 660 Bộ luật dân sự năm 2015. Quan điểm của anh (chị) về vấn đề này?”

XEM THÊM : CÔNG CHỨNG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
PHẦN II: Nội Dung Một Số Vấn Đề Lý Luận Về Pháp Luật Thừa Kế
Theo Đại Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin ấn hành năm 1998 thì “thừa kế” là động từ dùng để chỉ “được hưởng tài sản, của cải do người chết để lại cho”. Đứng trên phương diện pháp lý, theo Từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa – Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2006 thì “thừa kế là “sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu, Pháp luật quy định hai hình thức thừa kế, Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Một khái niệm tương tự như trên cũng đã từng được ghi nhận tại Sổ tay Thuật ngữ pháp lý thông dụng do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1996, theo đó “thừa kế” là việc chuyển di sản của người đã chết cho những người còn sống, Thừa kế là một loại quan hệ xã hội gắn với quan hệ sở hữu. Nếu như sở hữu là yếu tố đầu tiên để từ đó xuất hiện quan hệ thừa kế thì thừa kế lại là phương tiện để duy trì và củng cố chế độ sở hữu.
Ví dụ: ông A và bà B kết hôn với nhau sinh được một người con. Trong một tai nạn giao thông cả hai ông bà cùng chết. Toàn bộ khối tài sản của ông bà để lại lúc này trở thành di sản thừa kế mà người được hưởng quyền thừa kế đó là con chung của ông A và bà B.
Pháp luật quy định hai loại thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo luật”. Như vậy, từ những khái niệm sơ lược nhất như đã nêu ở trên chúng ta thấy thừa kế có những đặc điểm cơ bản như sau: “Luôn luôn có sự chuyển dịch quyền sở hữu và/hoặc sử dụng tài sản và nghĩa vụ tài sản; Tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết ngay lập tức sẽ được chuyển dịch cho những người được hưởng thừa kế tại thời điểm mở thừa kế; Việc chuyển dịch có thể được thực hiện theo di chúc hoặc theo pháp luật”
Liên quan đến vấn đề “thừa kế”, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định gồm 54 điều luật từ điều 609 đến điều 662 về “thừa kế”. Để tìm hiểu những nội dung của thừa kế chúng ta cần làm rõ các khái niệm sau:
1.1. Người để lại di sản
Khi đề cập đến quyền thừa kế của cá nhân điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015 nêu rõ: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản cho người thừa kế hưởng theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” là nội dung của quyền bình đẳng thừa kế cá nhân được quy định như sau: “Mọi cá nhân có quyền bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác hoặc quyền để lại di chúc theo pháp luật”. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng:
– Người để lại di sản là cá nhân.
– Quyền thừa kế cá nhân được cấu thành bởi ba yếu tố bao gồm: quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo di chúc; quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo quy định của pháp luật và quyền được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Đứng trên phương diện khoa học pháp lý “người để lại di sản” được hiểu là “người để lại tài sản và quyền tài sản thuộc sỡ hữu hợp pháp của mình sau khi chết cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật”.
Căn cứ nội dung điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó “thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo quy định của pháp luật”.
Có thể nói di chúc là một loại hình văn bản tương đối đặc biệt trong các loại hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí chủ quan của một cá nhân nào đó. Trên phương diện pháp lý điều 642 Bộ luật Dân Sự năm 2015 xác định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy, điểm khác biệt nhất của thừa kế theo pháp luật và hình thức thừa kế theo di chúc nằm ở khả năng thể hiện ý chí chủ quan của người để lại di sản với người thuộc quyền sỡ hữu hợp pháp của họ sau khi cá nhân đó chết. Từ khái niệm nêu trên về di chúc, chúng ta tạm rút ra một số nhận xét ban đầu về người lập di chúc:
– Trong số các chủ thể được xác định tại Bộ luật dân sự năm 2015, chỉ duy nhất các nhân mới có thể lập di chúc.
– Di chúc là một hình thức định đoạt tài sản của người để lại di chúc. Điều này có nghĩa trong di chúc phải có nội dung để lại tài sản cho người lập di chúc.
– Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, di chúc có hiệu lực từ sau khi người lập di chúc chết.
Điều 625 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. 2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”.
Điểm a khoản 1 điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật”.
Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền của người lập di chúc: “Người lập di chúc có quyền sau đây: 1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. 2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế. 3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. 4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế. 5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”.
Điều 24 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hạn chế “năng lực hành vi dân sự” như sau: “1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
- Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự”.
1.2. Nội dung quy định của pháp luật về người người thừa kế
“Người thừa kế” cũng là một trong những quy định mang tính đặc thù trong chế định thừa kế. Trước khi đi sâu tìm hiểu vào một số quy định của pháp luật xoay quanh “người thừa kế”. Diện thừa kế và hàng thừa kế có vai trò vô cùng quan trọng trong pháp luật, đều được xác định ba mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Hàng thừa kế là một bộ phận cấu thành của “diện thừa kế”. Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
Về mặt nguyên tắc, những người được thừa kế được xếp thành ba hàng; các hàng thừa kế đều được xác nhận trên mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng; cá nhân mới được thừa kế theo pháp luật và xếp hàng thừa kế.
Bộ luật Dân sự quy định về thừa kế, theo đó xác định quyền thừa kế, di sản thừa kế, người để lại thừa kế, thời điểm mở thừa kế, thời điểm phát sinh việc thừa kế, hàng thừa kế, việc người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại thừa kế, thời hiệu thừa kế và các quy định khác liên quan đển quản lý tài sản thừa kế.
Bộ luật Dân sự quy định về thừa kế, theo đó xác định quyền thừa kế, di sản thừa kế, người để lại thừa kế, thời điểm mở thừa kế, thời điểm phát sinh việc thừa kế, hàng thừa kế, việc người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại thừa kế, thời hiệu thừa kế và các quy định khác liên quan đển quản lý tài sản thừa kế.
Di sản thừa kế là tài sản của người để lại thừa kế, di sản thừa kế có thể là tài sản riêng của người để lại thừa kế hoặc cũng có thể là tài sản chung, tài sản chung hợp nhất, tài sản chung theo phần và theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự thì Tài sản là: “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Người được hưởng di sản thừa kế có quyền từ chốn nhận di sản thừa kế theo đó: Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Theo quy định của pháp luật thì một số người sẽ không được nhận di sản thừa kế đó là: Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản… và một số trường hợp khác.
Một trong những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 đó là quy định về thời hiệu thừa kế theo đó:Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

XEM THÊM : PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1.3. Thừa kế thế vị
Như vậy thừa kế thế vị được hiểu là “việc các con (cháu, chắt) được thay thế vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố mẹ mình (ông hoặc bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác”.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học: “Thừa kế thế vị là thừa kế bằng việc thay thế vị trí để hưởng thừa kế”. Mặt khác, theo tinh thần của điều luật trên, thừa kế thế vị chỉ được đặt ra khi người được thế vị (con hoặc cháu) chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản (ông, bà hoặc cụ). Vì thế có thể hiểu, thừa kế thế vị là việc cháu hoặc chắt được hưởng di sản của ông, bà hoặc cụ với tư cách thay thế vị trí của người cha hoặc người mẹ của mình để nhận phần di sản mà cha hoặc mẹ của mình được hưởng nếu còn sống.
Theo quan điểm của TS Phạm Văn Tuyết và TS Lê Kim Giang: “Thừa kế thế vị là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại đối với phần di sản mà cha được hưởng nếu còn sống nhưng cha đã chết trước ông nội, bà nội hoặc mẹ đã chết trước ông ngoại, bà ngoại, đồng thời cũng là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hưởng thừa kế của cụ đối với phần di sản mà cha, mẹ được hưởng nhưng cha, mẹ đã chết trước hoặc cùng một thời điểm với cụ”.
Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc. Người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu. Nói cách khác, thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo pháp luật mà được hiểu là trình tự hưởng di sản do pháp luật quy định. Cháu và chắt trong trường hợp này không thể được hiểu là thừa kế theo trình tự hàng thừa kế, vì nếu hiểu như vậy có nghĩa là cháu và chắt – mỗi người trong số họ sẽ đều được hưởng một phần di sản ngang nhau và ngang bằng với những người thừa kế cùng hàng khác. Điều n
Những điều kiện sau đây được hưởng thừa kế thế vày trái với bản chất của người thừa kế thế vị là tất cả những người thừa kế thế vị chỉ được hưởng chung một phần di sản (kỉ phần) mà cha hoặc mẹ của họ được hưởng nếu còn sống mà thôi.ị:
Thứ nhất là, con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (cháu được thừa kế thế vị); cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản (chắt được thừa kế thế vị). Như vậy, điều kiện đầu tiên làm phát sinh quan hệ thừa kế thế vị đó là phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại )
Thứ hai là, những người thừa kế thế vị phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thế vị luôn ở vị trí đời sau, tức là chỉ có con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ chứ không xảy ra trường hợp cha, mẹ thế vị con để hưởng di sản của ông bà hoặc các cụ
Thứ ba là, giữa họ phải có quan hệ huyết thống về trực hệ (chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ)
Thứ tư là, người thừa kế thế vị phải còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Xuất phát từ lý luận người đã chết không thể có năng lực chủ thể để tham gia vào bất kỳ quan hệ pháp luật nào, do đó, pháp luật Việt Nam đã quy định người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế
3 .Thực trạng những quy định của pháp luật
3.1. Những mặt đạt được
- Kiến nghị hoàn thiện
XEM THÊM : DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong hệ thống pháp luật hiện nay, vấn đề xây dựng một hệ thống pháp luật về thừa kế nói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng là một bài toán nan giải cần tập trung nhiều sức lực để thực hiện. Nếu như không kịp thời khắc phục những bất cập hạn chế còn tồn đọng thì sẽ dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai trong nghiệp vụ công chứng, sẽ không bảo vệ được quyền lợi của những cá nhân trong xã hội. Với chủ trương bảo vệ quyền công dân thông qua các văn bản quy phạm pháp luật và để các văn bản hướng dẫn thi hành đi vào áp dụng thực tế được coi là bước đột phá lớn nhất trong lĩnh vực pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên, việc hoàn thiện và bổ sung xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành chế định thừa kế cần được thúc đẩy nhanh chóng mà vẫn phải theo đúng tinh thần của Bộ luật dân sự 2015 đã đề ra.
Cần tăng cường tiến hành phổ biến các quy định của pháp luật về thừa kế giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhân dân để nắm bắt được tình hình hiểu biết pháp luật của nhân dân. Bên cạnh đó, tiến hành đàm thoại lấy ý kiến trao đổi từ nhân dân để biết được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân khi tiến hành thu thập giấy tờ hồ sơ cho thủ tục công chứng các văn bản thừa kế theo pháp luật. Tìm ra những giải pháp giải quyết những tồn tại trong công tác thực thi pháp luật về thừa kế.