Sau đây là nội dung về Tiểu Luận Thực Phẩm Chức Năng Hỗ Trợ An Thần Cải Thiện Giấc Ngủ được tham khảo của một sinh viên đạt điểm cao nếu các bạn đang tìm hiểu về thực phẩm chức năng hỗ trợ an thần cải thiện giấc ngủ thì đây sẽ là một bài mẫu rất có ích cho các bạn các bạn muốn biết thêm chi tiết đầy đủ có thể nhắn qua zalo : 0932.091.562
MỤC LỤC
NỘI DUNG
- Định nghĩa và nguyên nhân gây mất ngủ.
- Biện pháp điều trị và cải thiện mất ngủ.
- Các hợp chất thường dùng giúp an thần, ngăn ngừa mất ngủ.
3.1. Các vitamin và khoáng chất
3.2. Các loại dược liệu.
- Các dạng bào chế thường gặp.
- Các thực phẩm chức năng hỗn trợ an thần, ngăn ngừa mất ngủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NỘI DUNG ĐỊNH NGHĨA VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT NGỦ
Mất ngủ là một loại bệnh lý rối loạn giấc ngủ phổ biến có thể bao gồm giấc ngủ kém về số lượng (thiếu ngủ, khó ngủ, không đủ giấc) và chất lượng (khó ngủ, tỉnh dậy nhiều lần, không sâu giấc, có nhiều ác mộng…). Tình trạng này dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng, giảm tập trung trong ngày hôm sau và nhiều hệ lụy sức khỏe (suy giảm trí nhớ, bệnh tim mạch, rối loạn tâm sinh lý)…
- Nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân mất ngủ và dưới đây là một số thường gặp nhất hiện nay:
– Áp lực về công việc, trường học, sức khỏe, tài chính hoặc gia đình có thể khiến tâm trí hoạt động nhiều vào ban đêm, khiến khó ngủ.
– Thói quen ngủ kém. Thói quen ngủ kém bao gồm lịch đi ngủ không đều, ngủ trưa, kích thích các hoạt động trước khi đi ngủ, môi trường ngủ không thoải mái.
– Ăn quá nhiều vào buổi tối. Nhiều người cũng bị ợ nóng, một dòng axit và thức ăn từ dạ dày vào thực quản sau khi ăn, có thể khiến bạn tỉnh táo.
– Rối loạn sức khỏe tâm thần: Rối loạn lo âu, chẳng hạn như rối loạn căng thẳng sau chấn thương, có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
– Thuốc: Nhiều loại thuốc theo toa có thể can thiệp vào giấc ngủ, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm nhất định và thuốc điều trị hen suyễn hoặc huyết áp.
– Bệnh lý: Ví dụ về các tình trạng liên quan đến chứng mất ngủ bao gồm đau mãn tính, ung thư, tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.
– Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Ngưng thở khi ngủ khiến ngừng thở định kỳ suốt đêm, làm gián đoạn giấc ngủ. Hội chứng chân bồn chồn gây ra cảm giác khó chịu ở chân và mong muốn di chuyển chúng gần như không thể cưỡng lại, điều này có thể làm không ngủ được.
– Caffeine, nicotine và rượu: Cà phê, trà, cola và đồ uống chứa caffein khác là chất kích thích. Uống chúng vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối có thể không ngủ vào ban đêm.
– Tuổi tác: Giấc ngủ thường trở nên ít nghỉ ngơi hơn khi già đi, vì vậy tiếng ồn hoặc những thay đổi khác trong môi trường có nhiều khả năng đánh thức.
– Các vấn đề về sức khỏe: Đau mãn tính từ các tình trạng như viêm khớp hoặc các vấn đề về lưng cũng như trầm cảm hoặc lo lắng có thể cản trở giấc ngủ. Các vấn đề làm tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm vì có vấn đề về tuyến tiền liệt hoặc bàng quang – có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Ngưng thở khi ngủ và hội chứng chân không yên trở nên phổ biến hơn với tuổi tác. Ngoài ra còn có các bệnh lý về tuyến giáp, bệnh tim

XEM THÊM : THỰC PHẨM CHỨC NĂNG HỖ TRỢ AN THẦN CẢI THIỆN GIẤC NGỦ
2. Biện pháp điều trị và cải thiện mất ngủ
Việc điều trị mất ngủ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán ban đầu. Người bệnh có thể chữa bệnh bằng một số phương pháp điều trị như sau:
- Không dùng thuốc
Với những trường hợp do thay đổi thói quen sinh hoạt, môi trường, thói quen… người bệnh chưa cần dùng đến thuốc mà chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, thực hiện liệu pháp cải thiện như:
– Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT-I): Liệu pháp nhận thức hành vi bao gồm:
– Liệu pháp thư giãn: Liệu pháp này hướng dẫn người bệnh cách thư giãn tinh thần và cơ thể để giảm căng thẳng và lo lắng, từ đó giúp dễ ngủ vào ban đêm.
– Liệu pháp hạn chế giấc ngủ: Liệu pháp này thích hợp làm giảm thời gian ở trên giường và tránh ngủ trưa vào ban ngày.
– Giáo dục vệ sinh giấc ngủ: Một số trường hợp rối loạn do thói quen xấu trong sinh hoạt gây ra như: hút thuốc, uống quá nhiều caffein và rượu…
– Liệu pháp nhận thức và liệu pháp tâm lý: Phương pháp này được sử dụng để giúp người bệnh xác định những suy nghĩ và cảm giác tiêu cực. Sau đó, người bệnh sẽ học cách đối phó với những suy nghĩ tiêu cực, nâng cao sự tự tin, loại bỏ những lo lắng ra khỏi tâm trí.
– Sử dụng thảo dược thiên nhiên: Từ xa xưa, cha ông ta đã sử dụng một số bài thuốc dân gian trị mất ngủ như: tim sen, lạc tiên, hoa cúc, lá vông nem… để hãm trà uống hằng ngày giúp an thần, cải thiện tự nhiên tại nhà, an toàn mà không gây tác dụng phụ. Ngoài ra, có thể bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ.
- Dùng thuốc
Trường hợp mãn tính, người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc ngủ có chứa các thành phần chi tiết như: Eszopiclone, Ramelteon, Zaleplon, Zolpidem…
Thông thường các loại thuốc ngủ kê đơn không được khuyến khích sử dụng lâu dài. Thuốc an thần chỉ dành cho người được kê đơn có sự hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng mà cần phải trao đổi với bác sĩ chuyên khoa, sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
XEM THÊM : THỰC PHẨM GIÚP BẠN NGỦ NGON
3. Các hợp chất thường dùng giúp an thần, ngăn ngừa mất ngủ
3.1. Các vitamin và khoáng chất
Trong não có một số chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến chu kỳ ngủ – thức. Chúng bao gồm serotonin, axit gamma – aminobutyric (GABA), orexin, hormone tập trung melanin, cholinergic, galatin, noradrenaline và histamine.
Bốn loại vitamin và khoáng chất chính có tác dụng thúc đẩy giấc ngủ như:
– Tryptophan: Tryptophan là một axit amin mà khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất dẫn truyền thần kinh serotonin và sau đó chuyển thành hormone melatonin
– Magiê: là một khoáng chất mạnh mẽ có chức năng gây ngủ và làm se tự nhiên giúp khử hoạt tính adrenaline. Thiếu magiê có thể liên quan trực tiếp đến khó ngủ. Magnesium thường được gọi là khoáng ngủ.
– Canxi: là một khoáng chất giúp não tạo ra melatonin. Thiếu canxi có thể khiến thức dậy vào nửa đêm và khó ngủ trở lại. Chế độ ăn giàu canxi đã được chứng minh là giúp bệnh nhân bị mất ngủ cải thiện giấc ngủ.
– Vitamin B6: Vitamin B6 cũng giúp chuyển đổi tryptophan thành melatonin. Sự thiếu hụt trong B6 đã được liên kết với mức serotonin giảm và giấc ngủ kém. Sự thiếu hụt trong B6 cũng liên quan đến các triệu chứng trầm cảm và rối loạn tâm trạng có thể dẫn đến chứng mất ngủ.
– Vitamin B12: Tham gia vào hầu hết quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể như sản sinh hồng cầu, tổng hợp AND, acid folic, chuyể hóa lipid và các hoạt đọng bình thường của hệ thần kinh. Do đó, để giúp an thần, giảm căng thẳng mệt mỏi nên bổ sung vitamin B12
Các chất trên giúp cơ thể sản xuất melatonin, loại hormon có trách nhiệm điều chỉnh nhịp sinh học ngủ – thức. Khi gần với thời gian đi ngủ, sản xuất melatonin tự nhiên tăng lên để giúp buồn ngủ. Vào buổi sáng khi thức dậy, việc sản xuất melatonin sẽ giúp tỉnh táo và tỉnh táo trong ngày.
3.2. Các loại dược liệu
– Củ Bình Vôi: Theo Y học cổ truyền, bình vôi là loại dược liệu có tác dụng an thần và tuyên phế. Chính vì vậy mà loại cây này có thể áp dụng để làm thuốc điều trị mất ngủ, và cùng một số bệnh lý khác như đau đầu, mất ngủ,…
– Hoa Lạc Tiên: Các thành phần có trong hoa lạc tiên sẽ hỗ trợ gia tăng hàm lượng những chất dẫn truyền thần kinh amma-aminobutyric acid (GABA) có bên trong não bộ, từ đó có thể giúp cho tinh thần con người được thư giãn và thoải mái hơn. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được về công dụng giúp giảm lo lắng, căng thẳng của loại thảo dược thiên nhiên này.

– Lá vông là cây thuốc Nam chữa mất ngủ lâu năm có tác dụng rất tốt. Theo Y học cổ truyền, lá vông có vị hơi đắng và hơi chát, tính bình, có tác dụng an thần, dễ ngủ, chống lo âu, phiền muộn. Nguyên nhân là do loại cây này có hoạt chất saponin có công dụng chống lão hóa, và cân bằng lượng đường huyết, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và cả kích thích hệ thần kinh. Ngoài ra lá vông còn chứa thành phần alkaloid là hoạt chất có khả năng an thần, nó giúp giấc ngủ được ngon hơn và sâu hơn.
– Tâm sen hay tim sen cũng là loại thuốc Nam trị mất ngủ hiệu quả, tác dụng giúp an thần và thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Tim sen có chứa nhiều nuciferin và nelumbin. Đây là các hoạt chất có tác dụng giúp an thần, và hỗ trợ điều trị thiếu máu và rất tốt cho những người đang mắc các vấn đề về tim mạch.
– Xấu hổ: Theo Y học cổ truyền, thì cây xấu hổ có tính hàn, nó ít độc tố có tác dụng an thần, và làm dịu các cơn đau, long đờm, chống ho, và tiêu viêm, giúp hạ nhiệt, lợi tiểu. Còn theo y học hiện đại, thì cây Xấu hổ có thành phần các hợp chất như: Mimosine, 2”-o-rhamnosylisoorientin, protein, Mimoside… Chúng có khả năng liên kết cùng với hoạt chất meprobamat, hexobacbital nhằm thúc đẩy hệ thần kinh trung ương làm việc hiệu quả hơn, và giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Giúp kéo dài thời gian của giấc ngủ thông qua cơ chế tăng cường khả năng hoạt động với bibactal. Nhờ đó mà nó giúp giấc ngủ sâu hơn, lâu hơn và ngon giấc hơn.
– Cây nữ lang: Các hoạt chất acid valerenic tồn tại trong loài cây này có khả năng ngăn chặn sự tấn công của trung ương thần kinh do tinh thần căng thẳng gây nên.
Ngoài ra còn rất nhiều loại dược liệu giúp an thần, hỗ trợ giảm tình trạng mất ngủ như lá Dâu tằm, nụ hoa Tam Thất, cây Đinh lăng, cây Xạ Đen…
4. Các dạng bào chế thường gặp
Đa số các thực phẩm chức năng giúp an thần, ngăn ngừa mất ngủ đa số có dạng viên như viên nén, viên nang và dạng viên hoàn.
– Thực phẩm chức năng dạng viên nén: Dạng viên nén bao đường và viên nén bao phim.
– Thực phẩm chức năng dạng viên nang: Gồm viên nang cứng và viên nang mềm. Các thành phần được bao bọc bởi một lớp vỏ nang có thành phần chính là gelatin.
– Thực phẩm chức năng dạng viên hoàn: Trước khi dạng viên nén, viên nang trở nên phổ biến thì đây là dạng bào chế phổ biến.
XEM THÊM : DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Dược điển cây Dược liệu và cây thuốc – Dược điển Việt Nam.
- Hướng dẫn sử dụng của một số thực phẩm chức năng.
- Nguyễn Thị Thảo, Loại vitamin và khoáng chất nên bổ sung giúp giảm stress, Viện Y học ứng dụng Việt Nam.
- Trần Thu Nguyệt, Những loại thảo mộc và gia vị tốt cho não bộ, Viện Y học ứng dụng Việt Nam
- Abhinav Singh, 2021, How Much Sleep Do We Really Need, Sleep Foudation.
- Karen Lamoreux, 2020, Everything You Need to Know About Insomnia, Taking control of insomnia.
- Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Trần Thị Giáng Hương, Đỗ Thị Phương, (2019). “Bước đầu đánh giá tác dụng của cao lỏng “Dưỡng tâm an thần” trong điều trị mất ngủ không thực tổn. Tạp chí nghiên cứu y dược học cổ truyền Việt Nam, Số 60/2019, tr 13-21.