Tiểu Luận Thực Trạng Tình Hình Tài Chính

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
5/5 - (1 bình chọn)

Sau đây là đề tài Tiểu Luận Thực Trạng Tình Hình Tài Chính được tham khảo của một bạn sinh viên đạt điểm cao nếu các bạn đang tìm hiểu thêm về tiểu luận thực trạng tình hình tài chính thì đây sẽ là một bài mẫu rất có ích cho các bạn tham khảo để biết thêm chi tiết đầy đủ các bạn nhắn tin liên hệ Dịch Vụ Viết Thuê Tiểu Luận Luanvanpanda.com qua zalo : 0932.091.562 

Lời Mở Đầu Tiểu Luận Thực Trạng Tình Hình Tài Chính 

  • Năm 2021 đã trôi qua cùng với những biến động vô cùng lớn tác động đến nền kinh tế của nước ta nói riêng và cả thế giới nói chung. Những khủng hoảng nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra làm cho tình hình kinh tế xã hội suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vừa được công bố tháng 11/2021, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, năm 2021, kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 2,4% và là một trong 04 nền kinh tế trên thế giới có được sự tăng trưởng về GDP bình quân đầu người (Việt Nam, Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc) cao nhất.
  • Năm 2020, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng khá nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nhưng tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2021 đạt ở mức 2,12%, dự kiến cả năm ước đạt mức tăng trưởng 2%-3%. Với mức tăng trưởng này được coi là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới, nhờ nội lực và, tận dụng tốt các cơ hội và khả năng đa dạng hoá, thích ứng linh hoạt của nền kinh tế.
  • Trên cơ sở mức tăng trưởng khả quan này, năm 2022, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt khoảng 6% và trong giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 6,5%-7%. Tuy nhiên, để đạt được mức tăng trưởng kỳ vọng này, Việt Nam sẽ phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức.
  • Theo Báo cáo Kinh tế Xã hội của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2021 ngành xây dựng cả nước tăng trưởng 6,76%, dịch Covid-19 có tác động ở mức trung bình đến các doanh nghiệp ngành xây dựng. Mức tăng trưởng 6,76% là mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn phát triển 2016 – 2021.
  • Mặc dù tốc độ tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ tính theo quý và cả năm 2021 nhưng tỷ lệ đóng góp của ngành xây dựng trong năm vào GDP đã tăng từ mức 5,94% lên 6,19% và góp 0,5 điểm phần trăm vào giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
  • Năm 2021, số doanh nghiệp thành lập mới của ngành xây dựng đạt 17.080 doanh nghiệp, tăng 0,4%; doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 6.545 doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch Đầu tư đánh giá, số doanh nghiệp thành lập mới trong ngành xây dựng có chiều hướng gia tăng qua các tháng khi giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh. Được biết, 11 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 79,3% kế hoạch, tăng 34% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2021.
  • Giới chuyên môn ngành xây dựng đánh giá, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rõ rệt tới nền kinh tế nói chung cũng như thị trường xây dựng nói riêng. Tuy nhiên khu vực bất động sản công nghiệp tăng trưởng tốt cùng chính sách đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2020 đã giúp bức tranh phát triển của ngành có nhiều điểm sáng.
  • Các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng được cứu cánh với hàng loạt các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, các công trình công nghiệp quy mô lớn. Các doanh nghiệp xây dựng dân dụng nhờ mảng xây dựng khu công nghiệp bù đắp được phần nào sự sụt giảm của mảng xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng,…

 

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

XEM THÊM : Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp

Nội Dung Tiểu Luận Thực Trạng Tình Hình Tài Chính 

2.1. Bối cảnh kinh tế, tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty

2.1.1. Bối cảnh kinh tế

2.1.2. Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty

– Quy mô vốn ntn, doanh thu thuần, LN từ hdkd  (trong 3 năm liên tục)

– Thị phần có đc mở rộng không? Các H Đ xây dựng ???…. (trong 3 năm liên tục)

– Tình hình nợ, và năng lực trả nợ? (trong 3 năm liên tục)

Nhìn chung mặc dù dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước nhà nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Tuy nhiên, Công ty TNHH Xây Dựng Mỹ Đà vẫn từng bước từng bước phát triển và không để dịch bệnh làm ảnh hưởng. Năm 2021, là một năm đầy thách thức nên Công ty cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ nhưng vẫn có sự phát triển nhất định.

2.2. Phân tích khái quát báo cáo tài chính (BCĐKT, bckqkd, bclctt….Lập bảng ss ngang, ss dọc để đánh giá)

2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình kinh doanh của DN giai đoạn 2019-2021

Giai đoạn 2019 – 2021, tình hình SXKD của Công ty TNHH Xây Dựng Mỹ Đà có nhiều thay đổi, ta có thể nhìn thấy được sự thay đổi đó qua các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty. 

Tổng doanh thu của Công ty được tính bằng tổng tất cả các khoản doanh thu của công ty, bao gồm doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.

Năm 2020, tổng doanh thu của Công ty đạt mức 259,149 tỷ đồng, tăng 84,129 tỷ đồng tương ứng tăng 48,07% so với năm 2019. Sang năm 2021, chỉ tiêu này đạt 809,78 tỷ đồng, tăng 550,631 tỷ đồng tương ứng tăng 212,48 % so với năm 2020. Sở dĩ có sự tăng này là do doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh so với năm 2020. Năm 2021, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 446 tỷ đồng, tăng 187 tỷ đồng tương ứng tăng 72,20 % so với năm 2020.

– Tổng chi phí

Chỉ tiêu tổng chi phí được tập hợp từ số liệu của các khoản giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí khác.

Tổng chi phí năm 2020 của Công ty đạt ở mức 265,91 tỷ đồng, tăng 84,96 tỷ đồng tương ứng tăng 46,95% so với năm 2019. Đến năm 2021, chỉ tiêu này là 812,5 tỷ đồng, tăng 546,59 tỷ đồng tương ứng tăng 205,55% so với năm 2020. Chi phí năm 2021 tăng mạnh là do sự tăng mạnh của chi phí khác và giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán của Công ty năm 2021 là 432 tỷ đồng tăng 187 tỷ đồng tương ứng tăng 76,33% so với năm 2020. Trong năm 2021, Công ty đã đấu thầu thêm được công trình và ký kết hợp đồng xây dựng, làm cho chi phí mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,…tăng lên. Bên cạnh đó, năm 2021 do những biến động của nền kinh tế cùng ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm cho giá nguyên vật liệu tăng, gây ảnh hưởng một phần. Mặc dù chi phí khác tăng mạnh, nhưng việc tăng chi phí khác này là cần thiết, Công ty đã thanh lý bớt những máy móc cũ, năng suất thấp đi. Việc tăng chi phí khác là một dấu hiệu xấu, Công ty cần xem xét tính hợp lý, tiết kiệm của các khoản chi này, cũng như cân đối sự tăng giảm của các loại chi phí này, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

– Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2020 của Công ty đạt (6,76) tỷ đồng, tăng 0,83 tỷ đồng tương ứng tăng 14,01% so với năm 2019. Đến năm 2021, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty đạt (2.72) tỷ đồng, tăng 4,04 tỷ đồng tương ứng tăng 59,77% so với năm 2020. Việc tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng là do mức tăng của doanh thu 2021 so với 2020 lớn hơn mức tăng chi phí năm 2021 so với năm 2020. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi thì Công ty cần thực hiện các quyết định của mình cho hợp lý, kiểm soát lại thu chi sao cho doanh thu tăng, chi phí được sử dụng tiết kiệm và mức tăng của chi phí thấp hơn mức tăng của doanh thu. Có như vậy thì Công ty mới có được những kết quả vững chắc, tạo điều kiện cho tình hình tài chính ngày một tốt đẹp hơn.

2.2. Phân tích khái quát báo cáo tài chính

2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình kinh doanh của Công ty giai đoạn 2019-2021

– Tình hình tài sản

Tình hình tài sản của Công ty TNHH Xây Dựng Mỹ Đà giai đoạn 2019-2021 được thể hiện cụ thể trong bảng 2.2 dưới đây:

Qua bảng 2.2, ta thấy tổng tài sản Công ty có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2019 – 2021. Năm 2021, tổng tài sản đạt 675 tỷ đồng, tăng 326 tỷ đồng tương ứng tăng 93,41% so với năm 2020. Sang đến năm 2021, tổng tài sản tiếp tục tăng và đạt 993 tỷ đồng, tăng 318 tỷ đồng tương ứng tăng 47,11% so với năm 2020. Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, trong đó, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu, chiếm hơn 62% trong tổng tài sản và tăng tỷ trọng qua các năm.

– Tài sản ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn (TSNH) chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng tài sản của Công ty và có xu hướng tăng dần cả về giá trị và tỷ trọng giai đoạn 2019 – 2021. Năm 2020, TSNH đạt giá trị 422 tỷ đồng, tăng 204 tỷ đồng tương ứng tăng 93,58% so với năm 2019, tỷ trọng trong tổng TSNH tăng lên đạt 62,52% so với năm 2019 chỉ đạt mức 62,46%. Sang đến năm 2021, tổng TSNH tiếp tục tăng lên đạt 732 tỷ đồng, tăng 310 tỷ đồng tương ứng tăng 73,46% so với năm 2020, tỷ trọng trong tổng TSNH lại biến động tăng đạt 73,72% so với 62,52% ở năm 2019. Sở dĩ là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh cùng với hàng tồn kho và TSNH khác tăng

+ Tiền và các khoản tương đương tiền.

Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng biến động không ổn định trong giai đoạn 2019 – 2021. Năm 2020, giá trị chỉ tiêu đạt 2,8 tỷ đồng, giảm 22,9 tỷ đồng tương ứng giảm 89,11% so với năm 2019. Sang đến năm 2021, giá trị chỉ tiêu biến động tăng lên đạt 17,1 tỷ đồng, tăng 14,3 tỷ đồng tương ứng tăng 510,71% so với năm 2020.

+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chỉ phát sinh vào năm 2021, có giá trị đạt 2 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng tương ứng tăng 100% so với năm 2020. Trong năm 2021, Công ty thu về được nhiều tiền hơn từ các công trình xa qua chuyển khoản và để lại ngân hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 03 tháng sau đó mới rút ra sử dụng.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn

Đây là chỉ tiêu có mức chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH và có xu hướng tăng dần cả về giá trị và tỷ trọng trong giai đoạn 2019 – 2021. Năm 2020, các khoản phải thu ngắn hạn đạt 261 tỷ đồng, tăng 171,7 tỷ đồng tương ứng tăng 192,27% so với năm 2019. Sang đến năm 2021, giá trị chỉ tiêu lại tăng lên đạt 459 tỷ đồng, tăng 198 tỷ đồng tương ứng tăng 75,86% so với năm 2020. Công ty còn khá nhiều khoản nợ chưa đòi được, chủ yếu là khách hàng thân thiết. Qua đây công tác thu hồi nợ của Công ty là chưa tốt, lượng vốn còn bị khách hàng chiếm dụng, Công ty nên có biện pháp khắc phục như đưa ra một mức phạt về tiền nếu khách hàng không thực hiện.

+ Hàng tồn kho

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng TSNH và có xu hướng tăng dần. Năm 2020, hàng tồn kho đạt 142 tỷ đồng, tăng 45,5 tỷ đồng tương ứng tăng 47,15% so với năm 2019. Sang đến năm 2021, hàng tồn kho tiếp tục tăng lên đạt 232 tỷ đồng, tăng 90 tỷ đồng tương ứng tăng 63,38% so với năm 2020. Điều này cho thấy lượng nguyên vật liệu trong kho bị ứ đọng, quá trình kiểm tra chưa sát sao,…Công ty cần phải kiểm tra và hạn chế việc để sản phẩm tồn lại nhập tiếp.

+ Tài sản ngắn hạn khác

Chỉ tiêu TSNH khác có xu hướng tăng dần qua các năm. Vào năm 2020, TSNH khác có giá trị 16,2 tỷ đồng, tăng 9,7 tỷ đồng tương ứng tăng 149,23% so với năm 2019. Sang đến năm 2021, TSNH khác tiếp tục tăng đạt 21,9 tỷ đồng, tăng 5,7 tỷ đồng tương ứng tăng 35,19% so với năm 2020. Tuy có chiều hướng tăng nhưng tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều.

– Tài sản dài hạn:

TSDH cũng có xu hướng tăng lên cùng TSNH. Năm 2020, TSDH đạt 253 tỷ đồng, tăng 122 tỷ đồng tương ứng tăng 93,13% so với năm 2019. Sang đến năm 2021, TSDH tiếp tục tăng nhẹ đạt 261 tỷ đồng, tăng lên 8 tỷ đồng tương ứng tăng 3,16% so với năm 2020. TSDH tăng mạnh ở giai đoạn 2019 – 2020 và tăng nhẹ vào giai đoạn 2020 – 2021 chủ yếu là do sự biến động của các chỉ tiêu: tài sản cố định (TSCĐ), xây dựng cơ bản dở dang và đầu tư tài chính dài hạn.

+ Tài sản cố định

TSCĐ biến động không ổn định trong giai đoạn 2019 – 2021. Năm 2020, TSCĐ đạt 112 tỷ đồng, tăng 46 tỷ đồng tương ứng tăng 69,7 tỷ đồng. Sang đến năm 2021, TSCĐ giảm nhẹ còn 109 tỷ đồng, giảm 3 tỷ đồng tương ứng giảm 2,68% so với năm 2020

+ Xây dựng cơ bản dở dang

Chỉ tiêu có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2020, giá trị chỉ tiêu đạt 6 tỷ đồng, tăng 1,69 tỷ đồng tương ứng tăng 39,21% so với năm 2019. Sang đến năm 2021, giá trị chỉ tiêu tiếp tục tăng lên đạt 19 tỷ đồng, tăng 13 tỷ đồng tương ứng tăng 216,67% so với năm 2020. Cuối năm 2020, Công ty đấu thầu thêm được một số công trình phía bắc nên phải đầu tư thêm tiền mua sắm máy móc mới. Bên cạnh đó, chi phí sửa chữa lại một số bộ phận của công trình sắp hoàn thành làm cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng mạnh.

+ Đầu tư tài chính dài hạn

Năm 2020 đạt 133 tỷ đồng, tăng 72,31 tỷ đồng tương ứng tăng 119,15% so với năm 2019 và ổn định vào năm 2021.

Qua bảng số liệu, ta thấy tài sản của Công ty giai đoạn 2019 – 2021 là khá lạc quan và được sử dụng hiệu quả . Tuy nhiên, công tác tiêu thụ chưa đạt hiệu quả cao, dẫn tới hàng tồn kho vẫn nhiều, gây ứ đọng vốn trong Công ty; khả năng thanh toán cũng như kiểm soát các khoản nợ ngắn hạn còn kém, dù vậy vẫn đảm bảo khi mức độ TSNH vẫn chiếm hầu hết tỷ trọng của Công ty trên giá trị tổng tài sản. Đây là tỉ lệ khá hợp lý đối với Công ty trong lĩnh lực xây dựng như Công ty Mỹ Đà.

TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

XEM THÊM : Phân Tích Tình Hình Tài Chính

– Tình hình nguồn vốn

Tình hình nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2019 – 2021 được thể hiện cụ thể:

Năm 2020, chỉ tiêu đạt 19,98 tỷ đồng, tăng 3,68 tỷ đồng tương ứng tăng 22,58% so với năm 2019. Năm 2020, chỉ tiêu tiếp tục tăng đạt 393 tỷ đồng, tăng 373 tỷ đồng tương ứng tăng 1.866,9% so với năm 2019. Đây là một dấu hiệu xấu cho thấy Công ty đang chiếm dụng vốn của đối tác để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh, Công chưa chủ động nguồn vốn của mình.

+ Người mua trả tiền trước ngắn hạn

Giá trị chỉ tiêu có xu hướng biến động không ổn định. Năm 2019, chỉ tiêu đạt 160 tỷ đồng, tăng 104,31 tỷ đồng tương ứng tăng 187,3% so với năm 2018. Sang năm 2020, chỉ tiêu có xu hướng giảm còn 49,9 tỷ đồng, giảm 110,1 tỷ đồng tương ứng giảm 68,81% so với năm 2019. Do các đợt thanh toán của chủ đầu tư diễn ra vào cuối năm 2019 nên sang năm 2020, tiền tạm ứng công trình ít đi, đợi hoàn thành bàn giao mới thanh toán hết.

+ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Giá trị chỉ tiêu phát sinh vào năm 2020, đạt 0,05 tỷ đồng. Các loại thuế cần nộp đó là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài.

+ Phải trả người lao động

 Giá trị chỉ tiêu chỉ phát sinh năm 2020, đạt 0,1 tỷ đồng. Do công trình Công ty trúng thầu đã giao khoán cho đơn vị khác, để đảm bảo tiến độ thi công nên Công ty đã giữ lại một phần thanh toán lương để đảm bảo bàn giao với ban quản lý dự án công trình. 

+ Phải trả ngắn hạn khác

Chỉ tiêu này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nợ ngắn hạn. Năm 2020, chỉ tiêu đạt 0,02 tỷ đồng, tăng 0,01 tỷ đồng tương ứng tăng 100% so với năm 2019. Sang năm 2021, chỉ tiêu tăng lên 0,05 tỷ đồng, tăng 0,03 tỷ đồng tương ứng tăng 150% so với năm 2020. Hàng năm, Công ty có thêm nhân viên chính thức và phải đóng các khoản bảo hiểm cho họ, làm cho chi phí về bảo hiểm tăng lên dẫn đến phải trả khác tăng.

+ Vay và nợ thuê tài chính

Vay và nợ thuê tài chính chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ ngắn hạn và có xu hướng biến động không ổn định. Năm 2020, chỉ tiêu đạt 281 tỷ đồng, tăng 171 tỷ đồng tương ứng tăng 155,45% so với năm 2019. Sang năm 2021, chỉ tiêu giảm xuống còn 216 tỷ đồng, giảm 65 tỷ đồng tương ứng giảm 23,13% so với năm 2020. Sự biến động này là do năm 2020, Công ty trúng thầu thêm nhiều công trình dẫn tới  phát sinh các chi phí nên phải đi vay. Tháng 12/2020, tiền các công trình về, Công ty cắt gốc trả cho ngân hàng các khoản vay nên sang năm 2021, tỷ lệ các khoản đi vay giảm mạnh hơn.

Nợ ngắn hạn chủ yếu là vốn chiếm dụng từ người bán, Công ty chưa đủ khả năng trả nợ cho người bán nên kéo dài thời gian trả nợ. Điều này đã làm cho uy tín của Công ty đang càng ngày giảm, giảm lòng tin với bạn hàng, Công ty gặp rủi ro trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn,… Công ty cần xem lại chính sách làm việc cũng như quá trình thi công các công trình để có thể bàn giao và nghiệm thu tiền về.

– Vốn chủ sở hữu:

Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2020, giá trị chỉ tiêu đạt 214 tỷ đồng, tăng 47 tỷ đồng tương ứng tăng 28,14% so với năm 2019. Sang năm 2021, giá trị chỉ tiêu tiếp tục tăng đạt 334 tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng tương ứng tăng 56,07% so với năm 2020. Điều này cho thấy tình hình tài chính của Công ty đang rất lạc quan và phát huy được hiệu quả.

+ Vốn góp của chủ sở hữu

Vốn góp của chủ sở hữu tăng dần trong giai đoạn 2019 – 2021. Năm 2020, giá trị chỉ tiêu đạt 227 tỷ đồng, tăng 54,5 tỷ đồng tương ứng tăng 31,59% so với năm 2019. Năm 2021, giá trị chỉ tiêu đạt 350 tỷ đồng, tăng 123 tỷ đồng tương ứng tăng 54,19% so với năm 2020. Trong năm, các thành viên trong ban Giám đốc góp thêm vốn để mở rộng thị trường cho Công ty.

+ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Giá trị chỉ tiêu có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2020, chỉ tiêu đạt (14) tỷ đồng, giảm 8,5 tỷ đồng tương ứng giảm 154,55% so với năm 2019. Sang năm 2021, chỉ tiêu tiếp tục giảm còn (16) tỷ đồng, giảm 2 tỷ đồng tương ứng giảm 14,29% so với năm 2020. Giai đoạn này công ty làm ăn chưa hiệu quả làm cho chỉ tiêu có giá trị âm. Công ty cần xem xét lại vấn đề chi phí để sao cho mức tăng của chi phí nhỏ hơn mức tăng của doanh thu từ đó tăng doanh thu, đem về lợi nhuận cao hơn.

Nhìn chung sự thay đổi trên thể hiện tình trạng kinh doanh của Công ty đã có những bước phát triển đáng kể, mở rộng thị trường,  giảm được các khoản nợ dài hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn nhỏ hơn nợ phải trả nên khả năng chủ động vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty chưa tốt. Các nhà quản lý cần có biện pháp để tăng vốn chủ sở hữu và giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn bởi nợ ngắn hạn càng cao thì độ an toàn trong kinh doanh càng thấp để nâng cao tính tự chủ về tài chính của Công ty.

2.2.3. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản

2.2.3.1. Hiệu suất sử dụng vốn

Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2019 – 2021. Năm 2020, giá trị chỉ tiêu đạt 177 ngày, giảm 15 ngày tương ứng giảm 7,81% so với năm 2019. Sang đến 2021, giá trị chỉ tiêu tiếp tục giảm còn 158 ngày, giảm 19 ngày tương ứng giảm 10,73% so với năm 2020. Chỉ số này giảm cho thấy công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho của Công ty đang đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, con số này đang ở mức cao (mức an toàn là 90 ngày), chứng tỏ sự luân chuyển vốn vào hàng tồn kho chưa có hiệu quả làm cho việc thu hồi vốn chậm, giảm khả năng thanh toán cả về lượng tiền và thời gian. Công ty nên có các chính sách quản lý lại để số ngày vòng quay hàng tồn kho là an toàn.

– Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

 Chỉ số này cho biết sử dụng 1 đồng TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Năm 2020 cứ 1 đồng tài sản cố định sẽ tạo ra được 2.31 đồng doanh thu tương đương giảm 0.13% so với năm 2019 tạo ra được 2.65 đồng doanh thu. Năm 2021 cứ 1 đồng TSCĐ tạo ra được 4.09 đồng doanh thu tương đương tăng 77%. Cho thấy giai đoạn 2019-2021 có biến động giảm nhẹ vào năm 2020 nhưng tăng mạnh trở lại vào năm 2021. Có nghĩa là khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản cố định của công ty đã sử dụng rất hiệu quả tài sản cố định để tạo ra doanh thu.

– Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

 Năm 2020 cứ 1 đồng tài sản sẽ tạo ra được 0.38 đồng doanh thu tương đương giảm 0.24% so với năm 2019 tạo ra được 0.5 đồng doanh thu. Năm 2021 cứ 1 đồng TSCĐ tạo ra được 0.45 đồng doanh thu tương đương tăng 77%. Cho thấy giai đoạn 2019-2021 có biến động giảm nhẹ vào năm 2020 nhưng tăng vào năm 2021. Có nghĩa là năm 2020 công ty đã có những biện pháp sử dụng rất hiệu quả tài sản để tạo ra doanh thu hơn.

2.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty

2.2.3.3 Phân tích cơ cấu vốn

Nợ ngắn hạn của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2020, nợ ngắn hạn đạt 461 tỷ đồng, tăng 279 tỷ đồng tương ứng tăng 153,3% so với năm 2019. Sang đến năm 2021, nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên đạt 659 tỷ đồng, tăng 198 tỷ đồng tương ứng tăng 42,95% so với năm 2020. Công ty chưa hạn chế tối đa các khoản nợ, nợ phải trả đang có xu hướng tăng cho thấy một dấu hiệu không tích cực về tài chính, Công ty vẫn còn đi chiếm dụng vốn và khả năng thanh toán còn thấp.

2.3. Đánh gía tình hình tài chính của công ty

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.2. Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 

XEM THÊM : DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN 

Kết Luận Thực Trạng Tình Hình Tài Chính (Tiểu Luận Thực Trạng Tình Hình Tài Chính)

Nợ ngắn hạn của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2020, nợ ngắn hạn đạt 461 tỷ đồng, tăng 279 tỷ đồng tương ứng tăng 153,3% so với năm 2019. Sang đến năm 2021, nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên đạt 659 tỷ đồng, tăng 198 tỷ đồng tương ứng tăng 42,95% so với năm 2020. Công ty chưa hạn chế tối đa các khoản nợ, nợ phải trả đang có xu hướng tăng cho thấy một dấu hiệu không tích cực về tài chính, Công ty vẫn còn đi chiếm dụng vốn và khả năng thanh toán còn thấp. Các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn lưu động và ngày càng tăng lên qua các năm. Điều này sẽ làm nguồn vốn của Công ty bị ứ đọng trong tay khách hàng. Tình trạng chiếm dụng vốn ngày càng cao như vậy sẽ gây nhiều khó khăn cho Công ty trong công tác thanh toán của mình. 

DOWNLOAD

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0932091562