Sau đây là nội dung đề tài tiểu luận xung đột về pháp luật được tham khảo của một bạn sinh viên đạt 9 điểm nếu các bạn đang tìm hiểu thêm về tiểu luận nhà nước và pháp luật việt nam thì đây sẽ là một bài mẫu rất có ích cho các bạn tham khảo để biết thêm chi tiết đầy đủ các bạn có thể nhắn qua zalo 0932.091.562
Mô Tả Tình Huống Xung Đột Pháp Luật
- Trong quá trình đổi mới hoạt động tư pháp, hoạt động giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại đã đạt được những bước tiến quan trọng. Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, các tranh chấp về kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp. Mặt khác, khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhiều quan hệ kinh tế cũng mang những diện mạo sắc thái mới. Tương ứng với sự đa dạng phong phú của các quan hệ này, các tranh chấp kinh doanh, thương mại ngày càng phức tạp và xẩy ra ngày càng nhiều. Ở Việt Nam, các bên có tranh chấp thường lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tố tụng tư pháp tại Toà án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của mình khi không thành công trong việc sử dụng cơ chế thương lượng, hoà giải, trọng tài. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng hình thức thương lượng giữa các bên được nhiều người quan tâm. Đồng thời, việc giải quyết tranh chấp này còn góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của các bên có tranh chấp, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, các quy định về công tác giải quyết tranh chấp kinh doanh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới hoạt động tư pháp. Cùng với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập toàn diện, việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, cơ chế giải quyết tranh chấp các vụ án kinh doanh, thương mại là nhằm đáp ứng các yêu cầu của đất nước trong tình hình mới. Trong những năm qua, việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh bằng hình thức thương lượng về cơ bản đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật trong hoạt động giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại bằng hình thức thương lượng chưa chưa đạt được kết quả mong muốn. Vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm, bất cập và gặp những khó khăn, vướng mắc. Do đó, học viên đã lựa chọn vấn đề “Mô tả tình huống xung đột về lợi ích trong tranh chấp thương mại và xây dựng phương án giải quyết xung đột với vai trò một bên doanh nghiệp” làm đề tài tiểu luận của mình.
* Mô tả tình huống
- Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Trường Sơn là nhà thầu chính của Dự án Nhà máy thủy điện Đại Bình tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng do Công ty cổ phần Điện Bình Tủy Lâm Đồng làm chủ đầu tư. Ngày 06/12/2015, Công ty Trường Sơn ký và Công ty Cổ phần Sông Đà 505 ký hợp đồng thi công xây dựng dự án số 01/2015/HĐ với nội dung: Sông Đà nhận thi công các hạng mục cụm đầu mối, cửa nhận nước – Đôal, nhà máy thủy điện, nhà quản lý vận hành, kênh xả sau nhà máy theo hồ sơ được phê duyệt đảm bảo chất lượng, tuân thủ thiêu chuẩn, quy phạm xây dựng hiện hành. Trường Sơn có trách nhiệm bàn giao mặt bằng theo đúng thời gian quy định, lập các mốc khống chế định vị, cao độ công trình, đào hố móng nhà máy, cửa nhận nước, đập tràn,đập dâng, kênh xả đúng yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ thiết kế được duyệt và bàn giao cho Sông Đà 505, thi công đường phục vụ thi công và cung cấp hồ sơ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt cho Sông Đà 505 để thi công.
- Thời gian thi công: 18 tháng kể từ ngày Trường Sơn bàn giao mặt bằng, giao đủ hồ sơ thiết kế thi công theo tiến độ phê duyệt cho Sông Đà 505. Thời gian thi công được gia hạn trong các trường hợp bất khả kháng quy định tại Hợp đồng hoặc trường hợp Trường Sơn không bàn giao đúng tiến độ các hạng mục theo quy định Hợp đồng. Giá trị hợp đồng: 133 tỷ đồng. Giá trị hợp đồng có thể được điều chỉnh nếu có hạng mục công việc phát sinh ngoài hồ sơ thiết kế hoặc thay đổi thiết kế đã được duyệt và được Bên A chấp thuận và tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, BQLDA thống nhất. Tạm ứng: 10% giá trị hợp đồng sau khi hợp đồng được ký kết và được thu hồi theo tỷ lệ 12,5% giá trị khối lượng công việc hoàn thành mỗi lần thanh toán và bắt đầu từ lần thanh toán đầu tiên đến khi thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng. Trường hợp tạm ứng chưa hoàn trả hết trước khi chấm dứt hợp đồng và ký biên bản nghiệm thu công trình thì tạm ứng sẽ được thu hồi từ bảo lãnh tạm ứng.
- Thanh toán: Thanh toán thực hiện theo từng tháng, tối đa 95% giá trị khối lượng công việc hoàn thành đã được tư vấn giám sát nghiệm thu trừ đi giá trị tạm ứng.
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng và hòa ntrar tiền ứng trước: Bảo lãnh tạm ứng: Sông Đà 505 phải cung cấp cho Trường Sơn thư bảo lãnh tạm ứng hoàn trả vô điều kiện và không hủy ngang 100% tiền tạm ứng trong vòng 18 tháng kể từ ngày phát hành bảo lãnh hoặc đến khi giá trị tạm ứng được thanh toán hết. Bảo lãnh tạm ứng phải gia hạn nếu trước 20 ngày đến ngày hết hiệu lực của bảo lãnh mà giá trị tạm ứng chưa thu hồi hết; Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng: Sông Đà 505 phải cung cấp cho Trường Sơn thư bảo lãnh thực hiện Hợp đồng vô điều kiện và không hủy ngang 100% tiền tạm ứng trong vòng 18 tháng kể từ ngày phát hành bảo lãnh hoặc đến khi giá trị tạm ứng được thanh toán hết. Bảo lãnh tạm ứng phải gia hạn nếu trước 20 ngày đến ngày hết hiệu lực của bảo lãnh mà chưa hoàn thành công trình, bàn giao đưa vào sử dụng.
- Các quy định khác của Hợp đồng về điều kiện nghiệm thu, bàn giao, hồ sơ hoàn công bất khả kháng, bảo hành, bảo hiểm công trình và tạm dừng, chấm dứt hợp đồng, thưởng phạt vi phạm Hợp đồng. Sau khi Hợp đồng giữa hai bên được ký kết, Sông Đà 505 đã cung cấp cho Trường Sơn 02 chứng thư bảo lãnh do BIDV – CN Gia Lai phát hành gồm bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước và thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng với tổng giá trị 26 tỷ. Tuy nhiên, trong quá trình thi công công trình, do công trình thực hiện không đúng theo thiết kế nên tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Chủ đầu tư tạm dừng thi công (theo nội dung hợp đồng thì đây là trường hợp bất khả kháng). Trong quá trình thi công, Công ty Trường Sơn đã vi phạm hợp đồng về việc tạm ứng và thanh toán cho công ty Sông Đà.

XEM THÊM : Một Số Vấn Đề Xung Đột Về Pháp Luật
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
1. Mục tiêu hướng tới
Việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại kéo dài dẫn đến ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp là một trường hợp vi phạm khá phổ biến trong công tác giải quyết các tranh chấp, xung đột hiện nay. Đây là một vấn đề nan giải mà các cơ quan chức năng và chính quyền sở tại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc khi giải quyết các trường hợp như trên. Cụ thể:
– Nếu không giải quyết mâu thuẫn thì nếu cứ kiên quyết xảy ra xung đột giữa các doanh nghiệp.
– Nếu những giải quyết các tranh chấp, xung đột trong kinh doanh thương mại không kiên quyết không thi hành thì ảnh hưởng đến quá trình giải quyết mâu thuẫn. Từ đó, vô hình chung tự đánh mất vai trò và hiệu lực của chính quyền cơ sở. Đây là một vấn đề nan giải mà chính quyền sở tại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc khi giải quyết các trường hợp như trên. ở khá nhiều nơi, chính quyền địa phương xem như không biết đến những vụ việc như vậy, nếu như thế lại là việc buông lỏng giải quyết các tranh chấp, xung đột trong kinh doanh thương mại. Vậy phải làm như thế nào để không buông lỏng công tác quản lí kinh tế trong thực tế, nhằm giải quyết một cách triệt để.
2. Kế hoạch hướng đến
Với cương vị là cán bộ một doanh nghiệp của công ty Sông Đà thì đề xuất phương án tiến hành giải quyết xung đột như sau
Phương án 1
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty Sông Đà tiến hành thương lượng với công ty Trường Sơn để thực hiện hoạt động về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong kinh doanh thương mại.
Ưu điểm
- – Giải quyết hợp lý đúng với quy định của pháp luật hiện hành quy định về giải quyết các tranh chấp, xung đột trong kinh doanh thương mại
- – Đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về giải quyết các tranh chấp, xung đột trong kinh doanh thương mại.
- – Giải quyết hợp lý đúng với quy định của pháp luật hiện hành trong công tác giải quyết các tranh chấp, xung đột trong kinh doanh thương mại. Mà cụ thể ở đây là: Xử lý cương quyết, dứt điểm với hành vi vi phạm về tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung.
- – Góp phần nâng cao ý thức của nhân dân trong việc tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước nói chung và quy định về kinh doanh thương mại nói riêng.
- – Đảm bảo thực hiện tính nghiêm túc các quy phạm của pháp luật giải quyết các tranh chấp, xung đột trong kinh doanh thương mại.
* Nhược điểm:
- – Cần sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng.
- – Xử lý đúng theo quy định của pháp luật tuy nhiên do hiểu biết của người dân có hạn có thể gây ra sự phản kháng, mâu thuẫn giữa người dân và cơ quan chức năng.
- – Tốn nhiều thời gian và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của công ty Sông Đà trong thực tế.
* Phương án 2
Công ty Sông Đà khởi kiện công ty Trường Sơn ra Tòa án nhân dân để yêu cầu: Trong quá trình thi công, Công ty Trường Sơn đã vi phạm hợp đồng về việc tạm ứng và thanh toán cho công ty Sông Đà.
Vì vậy Công ty Sông Đà khởi kiện ra Tòa án với yêu cầu:
– Chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng công trình số 01/2015/HD ngày 06/12/2015 và phụ lục Hợp đồng số 01 ngày 19/6/2017 giữa Sông Đà 505 và Trường Sơn do Trường Sơn đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ theo quy định của Hợp đồng đã ký giữa hai bên.
– Chấm dứt các bảo lãnh đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước và bảo đảm thực hiện hợp đồng do ngân hàng BIDV-CN Gia Lai phát hành.
– Buộc Trường Sơn phải thanh toán cho Sông Đà 505 tổng số tiền là 29.320.674.159đ (Hai mươi chín tỷ, ba trăm hai mươi triệu, sáu trăm bảy tư nghìn một trăm năm chín đồng), cụ thể:
+ Số tiền Trường Sơn phải thanh toán cho Sông Đà 505 theo quy định Hợp đồng là: 39.260.062.423đ. Bao gồm:
- Khối lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu đã xuất hóa đơn theo quy định hợp đồng với số tiền là: 22.824.632.565 đồng.
- Phần công việc phát sinh đã hoàn thành và được nghiệm thu theo quy định Hợp đồng nhưng chưa xuất hóa đơn với số tiền là: 7.014.962.511 đồng.
- Phần công việc đã hoàn thành chưa nghiệm thu theo đơn giá quy định Hợp đồng với số tiền là: 2.670.833.000đ.
- Tiền lãi chậm thanh toán đối với số tiền Trường Sơn chưa thanh toán cho Sông Đà đối với phần công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu theo quy định Hợp đồng theo mức lãi suất 13,5%/năm trong thời gian từ ngày Trường Sơn nhận được hồ sơ thanh toán đủ cho sông Đà tạm tính đến ngày 25/7/2017 là 3.712.132.612 đồng.
- Bồi thường thiệt hại cho Sông Đà toàn bộ các chi phí phát sinh trên thực tế do công trình bị tạm dừng thi công mà Trường Sơn không thông báo cho Sông Đà từ ngày 25/8/2016 đến ngày 25/7/2017 tương ứng với số tiền là: 3.037.501.676đ.
+ Số tiền Trường Sơn đã ứng trước chưa thu hồi theo Hợp đồng là: 9.939.388.205 đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty Trường Sơn, Công ty Sông Đà và Công ty Việt group đã ký biên bản thỏa thuận ba bên về việc Công ty Trường Sơn thay Công ty Sông Đà thanh toán tiền mua vật tư phục vụ thi công công trình trên số tiền 14.092.741.516 đồng
Ưu điểm:
Giải quyết hướng thiên về tư pháp. Cũng đảm bảo quyền và lợi ích của doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiến hành được các hoạt động của mình trên thực tế. Thực hiện đúng chính sách ưu tiên đối với đối tượng là doanh nghiệp có khó khăn.
Nhược điểm
Không thực hiện đúng các qui định của pháp luật hiện hành về giải quyết các tranh chấp, xung đột trong kinh doanh thương mại. Cơ quan quản lý nhà nước đã cố tình làm sai pháp luật, hoạt động bồi thường bằng tiền nhưng phải lấy nguồn nào để chia trả trong khi tiền đã đưa vào ngân sách nhà nước.
3. Kế hoạch hướng đến giải quyết các mục tiêu
4 Những khó khăn gặp được trong quá trình giải quyết vụ án
5 Phương án quản trị rủi ro
Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại giữa cácc bên là phương thức phù hợp với cơ chế kinh tế với nhiều thành phần, đa dạng về loại hình doanh nghiệp, phong phú về hình thức kinh doanh. Nó bảo đảm cho các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động KDTM được đối xử bình đẳng với nhau trước pháp luật, đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp KDTM một cách có hiệu quả. Ở Việt Nam, sự xuất hiện của phương thức này đã mang lại những ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội như sau:
Thứ nhất, phương thức này được sử dụng dựa trên sự thống nhất ý chí, sự tự do thỏa thuận của các chủ thể tham gia hoạt động KDTM khi có phát sinh tranh chấp giữa các chủ thể đó. Quy định này nâng cao và tôn trọng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể tham gia hoạt động KDTM. Quyền này được quy định trong Hiến pháp, đồng thời góp phần phát huy tính dân chủ, khách quan trong quá trình tố tụng dân sự nói chung.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp KDTM luôn mang lại những lợi ích thiết thực cho các nhà kinh doanh. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để giúp các bên có được sự công bằng đáp ứng được việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tòa án đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp KDTM một cách nhanh gọn cho các nhà kinh doanh, hạn chế được sự tốn kém về thời gian và tài chính là hai “yếu tố vàng” trong kinh doanh, từ đó góp phần làm cho doanh nghiệp phát triển được bền vững.
Thứ ba, phương thức này cũng là một trong những phương thức được Nhà nước sử dụng để nhằm bảo vệ sự an toàn trong các hoạt động KDTM, góp phần quản lý xã hội, quản lý kinh tế bằng pháp luật. Việc Tòa án giải quyết tốt các tranh chấp KDTM là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, bởi nó sẽ tháo bỏ các trở ngại trong kinh doanh, thiết lập lại sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau giữa các chủ thể tham gia hoạt động KDTM.
Thứ tư, thông qua việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại sẽ cho thấy những bất cập trong các quy định của pháp luật. từ đó có thể đưa ra phương hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật, tạo hàng lang pháp lý cho hoạt động KDTM ngày càng phát triển. Việc Toà án giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại một cách nhanh chóng kịp thời, chính xác, nghiêm minh, đúng pháp luật đảm bảo các cho các phán quyết được thực thi một cách nghiêm chỉnh đúng pháp luật. Điều này cũng bảo đảm việc hạn chế đến mức tối đa sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể có tranh chấp
Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành công thì phương thức được sử dụng sẽ là Giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài
* Giải pháp hoàn thiện
– Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự của cơ quan các cấp có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp KDTM trên thực tế.
Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại theo hướng chuyên nghiệp, am hiểu lý luận và thực tiễn, giỏi về áp dụng pháp luật kinh tế, thương mại, đất đai, tài chính và các văn bản pháp luật có liên quan, có kỹ năng thành thạo khi giải quyết khiếu nại, phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp trong quản lý kinh tế, tài chính, đất đai. Đối với ngành Tòa án, phải từng bước đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong nước hoặc ở nước ngoài nhằm nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn và bổ túc kinh nghiệm xét xử.
Đồng thời, cũng cần thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo tổng kết, rút kinh nghiệm, đặc biệt là những khóa bồi dưỡng riêng về vấn đề này.

XEM THÊM : Khái Quát Chung Về Xung Đột Pháp Luật
KẾT LUẬN TÌNH HUỐNG XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
Các quy định pháp luật về giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Các quy định của BLDS, Luật Thương mại, BLTTDS hiện hành đã quy định tương đối đầy đủ, hợp lý những vấn đề cần thiết để giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại đạt được hiệu quả, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Quá trình áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp về KDTM ở nước ta hiện nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bênh cạnh đó vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc trong quá triển khai, áp dụng trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Do đó, bản thân các chủ thể nói chung cũng như các cơ quan chức năng cần có những biện pháp hữu hiệu để tôn trọng một cách chính xác các quyền lợi mà pháp luật đã đưa ra các quyết định này.
Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả chỉ tâp trung giải quyết những vấn đề nổi bật và cơ bản nhất. Mục đích cuối cùng của tác giả là nhằm góp phần tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi, bảo đảm lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh doanh trong quá trình giải quyết các TCKDTM ở nước ta trong thời gian tới.
XEM THÊM : Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn
- Quốc hội (2013), Hiến pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Quốc hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thi hành BLTTDS.
- Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành quy định của Nghị quyết 103/2015/QH13 về thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự.