Tiểu Luận Về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế 9 Điểm – Mới Nhất

Tiểu Luận Về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
5/5 - (1 bình chọn)

Xin chào các bạn, hôm nay mình xin giới thiệu cho các bạn bài viết đề tài:” Tiểu Luận Về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế ” mới nhất hiện nay, giúp hỗ trợ nguồn tài liệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm về đề tài này. Ngoài ra tại trang luanvanpanda.com của chúng mình đang có HỖ TRỢ VIẾT TIỂU LUẬN với chi phí hạt dẻ, bài viết đảm bảo chất lượng cao. Nếu các bạn có nhu cầu hãy liên hệ ngay cho chúng mình tại ZALO/ TEL: 0932.091.562 để được hỗ trợ ngay nhé.


Mở Đầu Tiểu Luận Về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế

Như chúng ta đã biết, hoạt động thương mại quốc tế được thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại hàng hóa, thương mại liên quan đến quyền sỡ hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh vực đầu tư… Trong đó các giao dịch trong lĩnh vực thương mại hàng hóa luôn diễn ra sôi động nhất, giữ vị trí trung tâm trong các giao dịch thương mại quốc tế. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm sinh lợi khác. Như vậy, mua bán hàng hóa là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, hay nói cách khác là hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ thương mại. Để tìm hiểu về vấn đề này em xin phép được trình bày về chủ để “Tiểu Luận Về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế”.

Tiểu Luận Về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
Tiểu Luận Về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế

Nội dung Đề Tài Tiểu Luận Về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế

1. Những vấn đề lý luận mua bán hàng hóa

Thương mại quốc tế được hình thành từ lâu đời và phát triển mạnh mẽ, khái niệm về Mua Bán Hàng Hóa cũng ra đời và phát triển với nền thương mại hiện nay. Theo Từ điển Tiếng Việt, “mua là dùng tiền bạc để đổi lấy hàng hóa, vật chất, tiền bạc”, “bán là là đem đổi hàng hóa để lấy tiền”. Như vậy, mua bán hàng hóa được hiểu là việc trao đổi hàng hóa giữa bên có hàng hóa và bên có nhu cầu mua hàng hóa trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận ý chí giữa các bên. Phương thức trao đổi hàng hóa có thể do bên mua bán hàng hóa thiết lập trực tiếp quan hệ Mua Bán Hàng Hóa với nhau thông qua chủ thể trung gian (bên môi giới, bên đại lý, bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa). Hàng hóa được trao đổi mua bán có thể là hàng hóa đang hiện hữu hoặc có thể là hàng hóa sẽ hình thành trong tương lai được phép lưu thông trên thị trường 

Tiểu Luận Về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế: Mua bán hàng hóa được Luật thương mại năm 2005 quy định tại khoản 8 điều 3 như sau: “Mua Bán Hàng Hóa  là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận”.

Từ quy định này ta có thể thấy được chủ thể của mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân với nhau, gồm bên mua và bên bán và các chủ thể khác có nhu cầu về mua bán hàng hóa. Đối tượng của mua bán hàng hóa quốc tế là những hàng hóa được quy định tại khoản 2 điều 3 Luật thương mại năm 2005 đó là: “Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) Những vật gắn liền với đất đai”. Mua bán hàng hóa nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận và được điều chỉnh bởi Luật dân sự và Luật thương mại.

Mua bán hàng hóa quốc tế được quy định tại điều 27 Luật thương mại năm 2005 như sau: “Mua Bán Hàng Hóa được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.

Đề Tài Tiểu Luận Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế: Hợp đồng là phương tiện các bên ghi nhận kết quả đã thỏa thuận được. Hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể được xác lập bằng văn bản thì phải tuân theo quy định đó. Đối với các hợp đồng được quy định phải lập bằng văn bản phải tuân theo quy định đó.

Về chuyển giao quyền sỡ hữu: Trong hoạt động Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế luôn có sự tham gia của hai bên, bên mua và bên bán, trong đó hàng hóa chuyển dịch từ bên bán sang bên mua, đồng thời với sự chuyển dịch này, quyền sỡ hữu hàng hóa cũng chuyển từ bên bán sang bên mua. Do đó, hoạt động mua bán hàng hóa khác với một số hoạt đông thương mại khác như thuê hàng hóa, thuê vận chuyển hàng hóa…

Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế: Về mục đích: Như các hoạt động thương mại nói chung, mục đích của hoạt động mua, bán hàng hóa là lợi nhuận. Mục đích sinh lợi thể hiện bản chất của hoạt động thương mại. Nếu không nhằm mục đích sinh lợi thì hợp đồng mua, bán hàng hóa chỉ là một loại hợp đồng dân sự thông thường. Mục đích sinh lợi không bắt buộc phải có ở các bên tham gia hoạt động thương mại, nhưng nhất thiết phải có ở thương nhân.

THAM KHẢO THÊM TẠI =>  Cơ Sở Lý Luận Về Bất Khả Kháng Trong Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế

2. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật – Tiểu Luận Mua Bán Hàng Hóa

Đề Tài Tiểu Luận Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế: Hiện nay có thể thấy đại dịch Covid 19 với làn sóng lần thứ 4 đã gây thiệt hại không nhỏ đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Đứng trước vấn đề đó các chủ thể tham gia mua bán hàng hóa phải có sự thay đổi để ứng phó với đại dịch vừa đảm bảo an toàn cho sản xuất. Trong khi đó Luật thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành trải qua một thời gian thi hành đã bộc lộ nhiều hạn chế nhất định bởi sự chồng chéo, bất cập, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật với nhau. Pháp luật về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế chưa đảm bảo sự thống nhất với hệ thống pháp luật thương mại. Luật thương mại còn có sự tồn tại không thống nhất liên quan đến quy định về quá trình giao kết, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. Chưa đảm bảo sự thống nhất giữa các quy định về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế với pháp luật cạnh tranh, pháp luật sỡ hữu trí tuệ. 

Tiểu Luận Về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế
Tiểu Luận Về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế

3. Kiến nghị, giải pháp – Bài Thu Hoạch Về Mua Bán Hàng Hóa

Tiểu Luận Về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế: Đứng trước thực trạng nêu trên trong thời gian tới để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật cần mua bán hàng hóa quốc tế.

Một là, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi sung pháp luật điều chỉnh mua bán hàng hóa quốc tế cho phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế – xã hội của đất nước. Pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng sự thỏa thuận của các bên bảo đảm sự đồng bộ, hoàn thiện thống nhất với pháp luật chuyên ngành khác trên cơ sở tiếp thu quy định của pháp luật quốc tế.

Hai là, đối với các chủ thể cần nắm rõ những quy định của pháp luật về Mua Bán Hàng Hóa để tránh những tranh chấp đáng có xảy ra khi thực hiện hợp đồng.

Ba là, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cung cấp thông tin về thị trường tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các hội nghị xúc tiến, ưu đãi về vốn để doanh nghiệp trong nước tạo dựng thương hiệu và thị trường. 

THAM KHẢO THÊM TẠI =>  Trọn Gói 100 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế Điểm 10

Kết Luận Tiểu Luận Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế

Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế: là hoạt đông chính trong hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng không chỉ giới hạn ở phạm vi mỗi quốc gia mà còn mở rộng ra phạm vi các quốc gia trên thế giới. Việc nắm vững, hiểu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ giúp các chủ thể kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng được thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh các tranh chấp đáng tiếc.

Hy vọng rằng bài Tiểu Luận Về Mua Bán Hàng Hóa Quốc Tế có thể hỗ trợ cho các bạn sinh viên phần nào kiến thức trong viết bài tiểu luận cũng như cách trình bày cấu trúc bài viết như thế nào là đạt chuẩn. Ngoài ra nếu các bạn có những thắc mắc gì về đề tài này thì hãy liên hệ ngay chúng mình tại ZALO/ TEL: 0932.091.562 để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé. 


BÀI MẪU THAM KHẢO VỀ ĐỀ TÀI MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ – TẢI FREE ♥

BÀI MẪU: BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI =>  Sự khác biệt giữa mua bán hàng hóa quốc tế và mua bán hàng hoá trong nước

Trong thời đại mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngoại thương là một trong những động lực quan trọng để phát triển quốc gia nói chung và kinh tế nói riêng. Đồng thời, với sự phát triển của “toàn cầu hóa”, việc buôn bán quốc tế ngày càng mở rộng, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chính vì thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu và nắm rõ kiến thức về mua bán hàng hóa quốc tế trở nên hết sức quan trọng và cần thiết, đó không chỉ nhằm làm cho việc trở nên dễ dàng, mà nó còn giúp phòng ngừa những rủi ro không đáng có khi tham gia hội nhập. Chính vì thế tác giả quyết định chọn đề tài  này để làm nghiên cứu cho bài tập cá nhân của mình. Bài viết với bố cục chặt chẽ được chia thành các phần như sau: 

PHẦN 1: Sự khác biệt về tính chất của quan hệ mua bán

PHẦN 2: Sự khác biệt về chủ thể của quan hệ mua bán

PHẦN 3: Sự khác biệt về hình thức mua bán

PHẦN 4: Sự khác biệt về nội dung mua bán

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TẢI MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0932091562